Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam ( hông chép mạng nha, được lấy thông tin trên mạng nhưng hông được chép nếu hông cô giáo biết)

By Jade

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam ( hông chép mạng nha, được lấy thông tin trên mạng nhưng hông được chép nếu hông cô giáo biết)

0 bình luận về “Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam ( hông chép mạng nha, được lấy thông tin trên mạng nhưng hông được chép nếu hông cô giáo biết)”

  1. Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
    MB: Giới thiệu về chiếc áo dài.
    TB: 
         1. Lịch sử, nguồn gốc: Thời Chúa Nguyễn Phúc Kháng do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỷ 16 ăn mặc của người Việt vẫn giống người phương Bắc. Thời vua Minh Mạng: đến thế kỷ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì. Áo dài Lemor biến chiếc áo tứ thân chỉ còn lại 2 vạt trước và sau. Áo dài Lê Phổ bỏ những nét căng cứng, thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài.
         2. Cấu tạo:
    – Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao từ 4 – 5cm, thường khoét chữ V ở trước, ngày nay có thêm kiểu trái tim cổ tròn chữ U.
    – Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân người mặc, phần eo được chít ở 2 bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.
    – Áo dài có 2 tà: Tà trước và sau dài qua gối. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài qua khỏi cổ tay 1 tí. Quần dài may ống rộng.
         3. Công dụng: Áo dài là trang phục truyền thống. Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Là trang phục công sở của các ngành nghề: giáo viên, ngân hàng,…
         4. Cách bảo quản: Do chất liệu vải mềm nên áo dài cần được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay tránh ẩm mốc, giặt bằng tay.
         5. Ý nghĩ chiếc áo dài: 
    – Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam.
    – Trong nghệ thuật: Thơ văn:
    Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
    Hôm xưa em đến mắt như lòng
    Nở bừng ánh sáng em đi đến
    Gót ngọc dồn hương bước toả hồng.
    KB: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài.
    Bài làm
         Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thướt tha, đắm thắm , hiền dịu trong tà áo dài Việt Nam luôn là hình ảnh để lại ấn tượng, nét đậm văn hóa rất riêng đối với bạn bè quốc tế. Chính vì thể, chiếc áo dài trở thành thứ trang phục đẹp đẽ, là trang phục truyền thống của Việt Nam ta.
         Nguồn gốc của chiếc áo dài được bắt nguồn từ thời Chúa Nguyễn Phúc Kháng do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỷ 16 ăn mặc của người Việt vẫn giống người phương Bắc. Thời vua Minh Mạng đến thế kỷ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì. Áo dài Lemor biến chiếc áo tứ thân chỉ còn lại hai vạt trước và sau. Áo dài Lê Phổ bỏ những nét căng cứng, thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài.
          Cổ áo dài cổ điển cao từ 4 đến 5 cm, thường khoét chữ V ở trước, ngày nay có thêm kiểu trái tim cổ tròn chữ U. Thân áo may vừa vặn, ôm sát thân người mặc, phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vay rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài. Áo dài có hai tà: Tà trước và sau dài qua gối. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài qua khỏi cổ tay một tí. Quần dài may ống rộng.
         Áo dài là trang phục truyền thống. Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài được dùng rộng rãi và rất phổ biến. Thời xưa, áo dài được người phụ nữ sử dụng phổ biến khi đi đồng, khi làm việc,… trở thành một trang phục thường ngày bởi sự tiện lợi ngay cả khi làm lụng trên đồng. Ngày nay cũng thế, chiếc áo dài không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.
         Do chất liệu vải mềm nên áo dài cần được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay, tránh ẩm mốc, giặt bằng tay.
         Trong đời sống chiếc áo dài là trang phục truyền thống quốc phục của dân tộc Việt Nam. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ. Chiếc áo dài là trang phục truyền thống đi vào trong thơ ca trở thành những áng thơ hay, cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ:
    “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
    Hôm xưa em đến mắt như lòng
    Nở bừng ánh sáng em đi đến
    Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng”
         Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thống, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy.
    NHỚ VOTE CHO MÌNH 5 SAO + CTLHN NHA.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT.

    Trả lời

Viết một bình luận