Thuyết minh về danh lam thắng cảnh : nhà tù Phú Lợi GIÚP MÌNH VỚI Ạ MAI NỘP RỒI Ạ

By Kylie

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh : nhà tù Phú Lợi
GIÚP MÌNH VỚI Ạ MAI NỘP RỒI Ạ

0 bình luận về “Thuyết minh về danh lam thắng cảnh : nhà tù Phú Lợi GIÚP MÌNH VỚI Ạ MAI NỘP RỒI Ạ”

  1. Di tích nhà tù Phú Lợi là một di tích lịch sử cách mạnh quốc gia quan trọng và hiện đang tọa lạc trên đường Một Tháng Mười Hai, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, thành phố Bình Dương, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 3 km. Đây là một trong những nhà tù lớn ở miền Nam do chính quyền Mỹ Diệm xây dựng từ năm 1957 để giam cầm và tra tấn các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước lúc bấy giờ. Dù nó chỉ tồn tại trong suốt 7 năm với mục đích giam cầm và tra tấn những chiến sĩ cách mạng nhưng nơi đây vẫn được mệnh danh là địa ngục trần gian do sự bạo tàn và khủng khiếp của nó. Theo sử sách ghi chép lại, tổng diện tích của nhà tù Phú Lợi lên đến 77.082m2. Đến năm 1964, nhà tù này đã bị đảo chính do sự đấu tranh anh dũng của những người tù yêu nước tại đây. Cũng giống như chiến lược cai trị của đế quốc Mỹ trên hệ thống các nhà tù miền Nam, tại nhà tù Phú Lợi, đế quốc Mỹ cũng sử dụng chiến lược mị dân trá hình, lừa truyền thông quốc tế mặc dù thực chất chúng đang ầm thầm tiêu diệt và giết hại những người tù cộng sản:  “tố cộng, diệt  cộng”. Sau Hiệp định Geneva và khẩu hiệu dã man “thà bắt nhầm hơn bỏ sót”, chính quyền Mỹ Diệm đã xây dựng thêm nhiều nhà tù và gây ra biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất miền Nam. Từ giữa năm 1957 ngày đầu xây dựng nhà tù, số tù nhân đầu tiên tại nơi đây bao  gồm: 4 nữ và 100 nam, nhưng đến cuối  năm 1957 tổng số tù nhân đã tăng lên 3.000 tù nhân. Nhà tù Phú Lợi được chia thành nhiều khu vực: khu hành chính làm việc của các quản đốc, khu gia đình binh sĩ, khu An Trí Viện có bản chất là trại giam tàn ác nhưng cái tên này nhằm mị dân và lừa đảo truyền thông quốc tế. Khu trại giam được chia thành 3 trại: Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa và cả 3 trại có tổng cộng 9 phòng giam A,B,C,D,… Kinh khủng hơn, mỗi trại được ngăn cách với nhau bằng bức tường kẽm gai dày đặc. Để chống việc đào ngục và tẩu thoát của tù nhân thì bao quanh 3 trại là 2 bức tường cao được bao bọc bởi các lớp kẽm gai hoàn toàn tách biệt với bên ngoài. Hệ thống an ninh bao gồm: hệ thống đèn điện chiếu sáng vào ban đêm. Ở giữa trại giam có nhà vòm cao để quan sát toàn khu trại, kiểm soát hoạt động ra vào trại. Số cổng của nhà tù bao gồm:  4 cổng ra vào và 4 lô cốt canh phòng nghiêm ngặt. Cổng chính thứ nhất là “Trung tâm cải huấn Phú Lợi”, cổng thứ hai là “An trí viện” đều chỉ là trá hình mà thôi. Cuối năm 1958, số tù nhân lên đến 6.000 người, trong đó có 1.000 tù nhân là nữ. Chế độ tra tấn và giam giữ khắc nghiệt kinh hoàng của nhà tù Phú Lợi cũng giống như những nhà tù khác lúc bấy giờ. Người tù không chỉ phải ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, điều kiện sống bẩn thỉu, thiếu nước, nằm xà lim, lao động khổ sai bệnh tật không thuốc chữa trị mà còn hàng ngày chịu đựng những đòn tra đánh đập dã man. Có những lúc người tù bị đánh đập vô lý khi chỉ cần bọn binh lính ở đây nghĩ được lý do mà thôi. Tất cả chỉ để làm mai một ý chí của người tù cách mạng. Sau một thời gian ngắn, các Đảng viên và chiến sĩ cách mạng yêu nước ở trại đã liên lạc với nhau và bí mật thành lập các chi bộ. Sau vụ đầu độc thủ tiêu kinh hoàng của chính quyền Mỹ Diệm đối với biết bao người tù cách mạng yêu nước, tội ác của chúng đã bị lên án và phơi bày trước truyền thông quốc tế. Ngày nay, nhà tù Phú Lợi vẫn là một trong những bằng chứng về tội ác của Mỹ Ngụy trên miền Nam Việt Nam. Đồng thời, nơi đây cũng là biểu tượng cho lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu cao đẹp của các đồng chí cách mạng và đồng bào yêu nước đã ngã xuống vì độc lập và nền hòa bình của dân tộc Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận