THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH Ở TUYÊN QUANG 1. Thuyết minh về cây đa Tân Trào 2. Thuyết minh về lán Nà Nưa ( Tự viết không chép mạng , viết văn

By Maya

THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH Ở TUYÊN QUANG
1. Thuyết minh về cây đa Tân Trào
2. Thuyết minh về lán Nà Nưa
( Tự viết không chép mạng , viết văn thuyết minh không lập dàn ý )
MN GIÚP EM VỚI Ạ ( HỨA THẢ 5 SAO, CẢM ƠN , CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT )

0 bình luận về “THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH Ở TUYÊN QUANG 1. Thuyết minh về cây đa Tân Trào 2. Thuyết minh về lán Nà Nưa ( Tự viết không chép mạng , viết văn”

  1.                                                       Lán Nà Nưa

    Lán Nà Nưa nằm trong khu rừng Nà Nưa, thuộc dãy núi Hồng (lán do Bác trực tiếp đi chọn địa điểm). Lán Nà Nưa nằm kín đáo dưới các tán cây rậm rạp, bảo đảm bí mật và đáp ứng được yêu cầu của Bác đề ra: Gần nước, gần dân, xa quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái. Lán được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi. Xung quanh lán được thưng bằng vách nứa đan nong mốt, nửa phía trên vách đan để chừa những ô thoáng nhỏ để lấy ánh sáng. Ở chái phía Tây có sàn (người Tày gọi là thích) để hai ống bương (bắng) nước. Mặt sàn bằng phên nứa đan nong mốt. Phía dưới, đầu sàn của lán là phiến đá rộng và phẳng, nơi Bác thường ngồi làm việc, đánh máy chữ mỗi khi trời tối. Tại lán Nà Nưa, Bác Hồ đã chỉ thị thành lập Khu giải phóng gồm 6 tỉnh Cao Bằng – Bắc Kạn – Lạng Sơn – Hà Giang – Tuyên Quang- Thái Nguyên; thống nhất các lực lượng vũ trang lại là Quân giải phóng. Ngày 12-8-1945, nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Người chỉ thị Mệnh lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 13 – 15/8/1945, tại khu rừng Nà Nưa, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng khai mạc trong không khí hết sức khẩn trương. Vì điều kiện sức khỏe, Người không dự đầy đủ các phiên họp, nhưng vẫn chỉ đạo Hội nghị và góp nhiều ý kiến phân tích tình hình một cách rõ ràng và khoa học. Theo Quyết định của Hội nghị, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, gồm 5 đồng chí, do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo. Thành lập Bộ Tư lệnh giải phóng quân Việt Nam. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra bản Quân lệnh số 1, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Ngày 16-8-1945, Người dự Đại hội Quốc dân tại đình Tân Trào. Đại hội đã bầu Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Trước ngày 20-8-1945, Người họp với các đồng chí: Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thái, Hoàng Hữu Kháng và Trần Thị Minh Châu, Người nói: “Bây giờ ta có chính quyền, chắc các cô, các chú cũng muốn về Hà Nội. Nhưng chưa được đâu! Lê nin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Bởi vậy, một số các cô, các chú còn ở lại địa phương đây, giúp đồng bào tổ chức cuộc sống sao cho tươi đẹp hơn, ấm no hơn, văn minh hơn… Biết đâu, chúng ta còn trở lại đây nhờ cậy đồng bào lần nữa…”. Ngày 22-8-1945, mặc dù còn mệt nhiều, nhưng Bác Hồ quyết định rời căn lán Nà Nưa về Hà Nội. Từ căn lán nhỏ đơn sơ – lán Nà Nưa, Bác Hồ đã vạch đường chỉ lối cho toàn dân tộc, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử vĩ đại: Dân tộc Việt Nam chấm dứt những ngày tháng nô lệ lầm than, bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. 

                                                                  Cây đa tân trào

    Khi sắp hết một đời lá, cây thường trả cái màu xanh cho trời đất để tìm đến với hanh hao vàng. Từ vàng nhạt màu nắng non đến vàng thẫm ưu tư rồi nhẹ nhàng tạm biệt cành theo gió trở về cõi vĩnh hằng. Bởi thế, người ta nghĩ đến thu, nhớ đến mùa thu người ta nhớ đến màu vàng định mệnh. Nhưng có một loài cây không chịu tuân theo sự sắp đặt của tạo hóa. Nó không tìm về với màu vàng nguyên thủy của lá thu, cũng không tìm về với thu để rụng lá. Nó tìm về với màu đỏ và dừng lại vài ngày trên gam màu ấy trước khi rụng. Lúc những cơn gió đông lạnh buốt len khắp. Đó là cây bàng, thứ cây người ta trồng nhiều trên sân trường để lấy bóng mát cho lũ học trò. Thứ cây gần gũi với học trò chỉ sau phượng. Trời lạnh dài suốt tháng chạp, bàng bắt đầu chuyển màu cũng vào những ngày cuối đông ấy. Từ màu lục già sẫm, bàng ghé một chút nhìn màu vàng rồi chuyển mình sang màu đỏ. Trong cuộc chuyển mình ấy, bàng cho ta cảm giác bất ngờ đầy thú vị. Giữa trời đông xám lạnh, bàng đem đến sắc đỏ lộng lẫy. Cả cây không sót một chiếc lá nào màu xanh, sắc đỏ như ngọn lửa bừng sáng, ấm nồng những ngày đông giá rét. Ta yêu cái màu đỏ rực nồng nàn ấy như yêu cái nồng nàn mãnh liệt của con người đất Việt. Rồi lá đỏ rơi, lá đỏ tạm biệt cây để trở về với hư vô khi đã đi trọn một đời lá, khi đã làm xong phần việc mà tạo hóa giao cho khi sinh ra nó. Tạm biệt cây để lại nhường chỗ cho một lứa lá mới, một thế hệ mới. Không cố hữu, không tranh giành, những chiếc lá đỏ ấy thanh thản vì biết rằng, suốt một năm qua, nó đã cần mẫn xòe tán, che mát cho bao cô cậu học trò. Nó cũng đã chứng kiến bao buồn vui, bao kỉ niệm, vui cùng, buồn cùng học trò. Nó thấy mình đã thật sự có ích nên ra đi mà không còn phải vấn vương hay tự trách thân tiếc nuối. Lá rụng đến tận cùng, không còn một chiếc nào trên cây. Dáng bàng được xem là đẹp nhất. Ngay cả lúc này, khi chỉ còn trơ lại những cành khô khốc nó vẫn kiêu hãnh vươn mình, xòe bàn tay gầy guộc lên trời cao như chờ đợi để đón nhận quà tặng của thời gian. Vốn không hào phóng nhưng lúc này bà mẹ thời gian lại mở lòng thơm thảo với bàng. Những cây khác phải đợi suốt cả một mùa đông dằng dặc lạnh mới được ban chồi non thì bàng được ưu ái hơn hẳn. Chỉ sau cái hành động quyết liệt, rũ đến tận cùng, tận ngọn những chiếc lá đỏ của mùa thu, một thời gian không dài lộc đã về trên bàn tay gầy xòe rộng của bàng. Không chỉ riêng một mình lá lạ khác khi rụng, búp bàng cũng thế. Dáng mọc thẳng đứng trên cành, nhanh đến ngỡ ngàng như là vừa qua một đêm thôi, ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ khắp các cành cây. Xanh biếc, chi chít. Những búp non ấy xoay thành tán tròn quanh thân cây. Bàng lại vươn mình, kiêu sa khoe dáng, khoe sắc. Rồi búp non lớn nhanh thành lá, lá đứng thẳng và cao chừng gang tay nhưng chưa xòe ra mà cuộn tròn, vểnh lên như tai chú thỏ mỗi khi dỏng lên nghe ngóng. Bàng thật lạ phải không? Nhưng chưa hết đâu. Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi lứa lộc đầu tiên ấy bắt đầu xoè thành những chiếc lá nhỏ bàng sẽ cho ta lứa lộc nối tiếp. Lứa lộc thứ hai của bàng có màu hồng thẫm. Bàng bây giờ khoác một chiếc áo màu lục non, điểm những chấm hồng thẫm đó. Nó lại kiêu hãnh vươn mình. Và nếu ta bận bịu, ta mải mê với công việc, ta quên không để ý cây mỗi ngày thì chỉ mười, mười lăm ngày sau, chợt nhớ đến cây, nhìn đến cây ta phải thốt lên tiếng xuýt xoa, ngỡ ngàng. Lá đã xòe kín, tán đã như chiếc ô xanh khổng lồ, và hơn hết, ta có cảm giác như nó vẫn y như thế từ năm ngoái, năm kia và từ bao giờ không biết nữa. Đứng sừng sững như vĩnh hằng cùng thời gian, như bình thản trước mọi sự đổi thay. Nắng hè tưng bừng khắp nơi. Bàng càng có cơ hội thể hiện mình với các cô cậu học trò. Lá bàng như mời, như vẫy gọi, như khiêu khích cái khát vọng vươn lên mãnh liệt của tuổi trẻ mà những ngày tháng học trò mới là sự bắt đầu. Trong tán lá bàng xanh mơn mướt ấy sự sống và ước mơ ăm ắp trào dâng, chảy không vơi cạn. Nào các bạn trẻ, hãy đồng hành với màu xanh hy vọng ấy đến tận cùng của ước mơ. Và ngày mai, trong bộn bề kí ức của tuổi học trò bạn sẽ thấy có thấp thoáng tán lá xanh bền bỉ của bàng. Thấy cuộc đời mình đẹp hơn khi mỗi ngày ta biết vươn mình lớn dậy, sống mãnh liệt và có ích như cây bàng tưởng như vô tri kia

    Trả lời

Viết một bình luận