Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ( Làm mở bài và kết bài thui ) Làm những danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam , Quảng Trị , Huế hoặc Đà Nẵng

By Jade

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ( Làm mở bài và kết bài thui )
Làm những danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam , Quảng Trị , Huế hoặc Đà Nẵng

0 bình luận về “Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ( Làm mở bài và kết bài thui ) Làm những danh lam thắng cảnh ở Quảng Nam , Quảng Trị , Huế hoặc Đà Nẵng”

  1. Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính – khởi xây năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Có thể nói Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế.

    Lúc đó, nó chỉ là một ngôi thảo am nhỏ do người dân mới di cư đến vùng lập nên. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh trí đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng: Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch. Nói dứt lời, bà tiên biến mất. Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhà trời). Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự. Các đời chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 – 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) cũng đã tu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên.

    Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm cho chùa bị đổ nát. Năm 1907 Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính, trang nghiêm.

    Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực. Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện , sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vòi vọi, hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác . Đây là những công trình có tính chất lưu niệm . Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa, sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

    Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chui đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị Liệt cánh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh. Năm 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại Sán – một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân.

    Ngày nay, chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua.

    Trả lời
  2. THUYẾT MINH VỀ PHỐ CỔ HỘI AN :

    BÀI LÀM:

    MỞ BÀI:

    Cơn mưa lạnh đầu mùa trút xuống những mái hiên cổ kính khiến cho phố cổ Hội An nhỏ nhắn dường như co mình lại. Đâu đó tiếng rao đêm vang lên lanh lảnh làm xao động cả một khoảng trời: “Ai bánh chưng, bánh dày không?”.

    Có lẽ, người dân trong nước cũng như nước ngoài không ai không biết đến Hội An: một khu phố cổ, đơn sơ, mộc mạc, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng ba mươi ki-lô-mét. Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.

    KẾT BÀI:

    Hội An đã trở thành một huyền thoại, một dấu ấn khó phai nhòa của lịch sử, của những ai đã từng đặt chân đến nơi đây. Hội An sẽ mãi tồn tại trong tâm trí của chúng ta, để con người được sống với những cái đã qua, những vẻ đẹp giản dị của quá khứ.

    BỔ SUNG THÊM 

    THÂN BÀI

    Bước chân vào phố cổ, du khách sẽ thực sự ngạc nhiên trước một thế giới biệt lập. Không một tiếng gầm rú của xe cộ, tiếng ồn phát ra từ các nhà máy, xí nghiệp, hay ánh đèn rực rỡ sắc màu. Tất cả đã lùi xa, không gian và thời gian dường như lắng đọng trên mái ngói rêu phong cũ kĩ, những căn nhà gỗ từ xa xưa, chùa Cầu, quán hội Phúc Kiến, Quảng Đông, đang âm thầm, lặng lẽ tồn tại để người ta nhớ về một quá khứ đã qua. Ở đây, khách du lịch còn có thể thưởng thức những món ăn dân dã và đi thăm các làng nghề truyền thống, được gặp các con người “cổ”. Không những thế, du khách còn có thể tự tay làm cho mình một cái bình, ly, tách, bằng gốm để làm quà cho người thân.

    Có lẽ, thời điểm phố cổ Hội An đẹp nhất là vào ban đêm. Khu phố nhỏ nhắn này trở nên lãng mạn và sâu lắng hơn, mang một nỗi niềm hoài cổ, khó có thể diễn tả được. Sáng kiến khôi phục đèn lồng vào mùa thu năm 1998 đã đem lại hiệu quả bất ngờ. Vào buổi tối, khoảng sau hai mươi giờ, mọi người dân trong phố cổ quay lại đời sống vào ba trăm năm trước. Họ tự nguyện tắt hết đèn ne-on, thay vào đó là ánh sáng mập mờ huyền ảo phát ra từ những chiếc đèn lồng. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo kiểu Trung Hoa treo ở cửa ra vào, đèn quả trám hay ống dài của Nhật Bản phất giấy trắng treo lơ lửng ở mái hiên. Vào đêm hội hoa đăng, tất cả mọi người phải tắt hết tất cả các thiết bị điện. Tuy nhiên họ không hề cảm thấy bất tiện vì việc này.

    Cường độ ánh sáng có giảm đi, song ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi con người vẫn bốc mạnh khi đi ngang phố cổ. Nhìn những mái nhà cũ kĩ, những người phụ nữ trong tà áo dài trắng đang cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng, hay hai cụ già râu tóc bạc phờ so tài cờ tướng, nhâm nhi tách trà, cũng dưới ánh đèn lung linh, huyền ảo đó. Dường như con người đang đi ngược lại dòng thời gian để sống với những thứ đã từng hiện hữu.

    Vào những đêm lễ hội, người ta thường tổ chức chơi đập niêu, kéo co, và nhiều trò chơi dân gian khác nữa. Khách du lịch cũng như người dân phố cổ tham gia rất hào hứng và nhiệt tình, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp và sức sống tràn đầy cho thành phố. Những câu hò giã gạo, hò khoan, vang lên trên những chiếc thuyền trong đêm khuya thanh vắng. Các cô gái mặc áo bà ba, dịu dàng, thanh thoát làm rung động trái tim bao chàng lữ khách.

    CẢ BÀI

    Cơn mưa lạnh đầu mùa trút xuống những mái hiên cổ kính khiến cho phố cổ Hội An nhỏ nhắn dường như co mình lại. Đâu đó tiếng rao đêm vang lên lanh lảnh làm xao động cả một khoảng trời: “Ai bánh chưng, bánh dày không?”.

    Có lẽ, người dân trong nước cũng như nước ngoài không ai không biết đến Hội An: một khu phố cổ, đơn sơ, mộc mạc, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng ba mươi ki-lô-mét. Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999.

    Bước chân vào phố cổ, du khách sẽ thực sự ngạc nhiên trước một thế giới biệt lập. Không một tiếng gầm rú của xe cộ, tiếng ồn phát ra từ các nhà máy, xí nghiệp, hay ánh đèn rực rỡ sắc màu. Tất cả đã lùi xa, không gian và thời gian dường như lắng đọng trên mái ngói rêu phong cũ kĩ, những căn nhà gỗ từ xa xưa, chùa Cầu, quán hội Phúc Kiến, Quảng Đông, đang âm thầm, lặng lẽ tồn tại để người ta nhớ về một quá khứ đã qua. Ở đây, khách du lịch còn có thể thưởng thức những món ăn dân dã và đi thăm các làng nghề truyền thống, được gặp các con người “cổ”. Không những thế, du khách còn có thể tự tay làm cho mình một cái bình, ly, tách, bằng gốm để làm quà cho người thân.

    Có lẽ, thời điểm phố cổ Hội An đẹp nhất là vào ban đêm. Khu phố nhỏ nhắn này trở nên lãng mạn và sâu lắng hơn, mang một nỗi niềm hoài cổ, khó có thể diễn tả được. Sáng kiến khôi phục đèn lồng vào mùa thu năm 1998 đã đem lại hiệu quả bất ngờ. Vào buổi tối, khoảng sau hai mươi giờ, mọi người dân trong phố cổ quay lại đời sống vào ba trăm năm trước. Họ tự nguyện tắt hết đèn ne-on, thay vào đó là ánh sáng mập mờ huyền ảo phát ra từ những chiếc đèn lồng. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo kiểu Trung Hoa treo ở cửa ra vào, đèn quả trám hay ống dài của Nhật Bản phất giấy trắng treo lơ lửng ở mái hiên. Vào đêm hội hoa đăng, tất cả mọi người phải tắt hết tất cả các thiết bị điện. Tuy nhiên họ không hề cảm thấy bất tiện vì việc này.

    Cường độ ánh sáng có giảm đi, song ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi con người vẫn bốc mạnh khi đi ngang phố cổ. Nhìn những mái nhà cũ kĩ, những người phụ nữ trong tà áo dài trắng đang cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng, hay hai cụ già râu tóc bạc phờ so tài cờ tướng, nhâm nhi tách trà, cũng dưới ánh đèn lung linh, huyền ảo đó. Dường như con người đang đi ngược lại dòng thời gian để sống với những thứ đã từng hiện hữu.

    Vào những đêm lễ hội, người ta thường tổ chức chơi đập niêu, kéo co, và nhiều trò chơi dân gian khác nữa. Khách du lịch cũng như người dân phố cổ tham gia rất hào hứng và nhiệt tình, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp và sức sống tràn đầy cho thành phố. Những câu hò giã gạo, hò khoan, vang lên trên những chiếc thuyền trong đêm khuya thanh vắng. Các cô gái mặc áo bà ba, dịu dàng, thanh thoát làm rung động trái tim bao chàng lữ khách.

    Hội An đã trở thành một huyền thoại, một dấu ấn khó phai nhòa của lịch sử, của những ai đã từng đặt chân đến nơi đây. Hội An sẽ mãi tồn tại trong tâm trí của chúng ta, để con người được sống với những cái đã qua, những vẻ đẹp giản dị của quá khứ.

    Trả lời

Viết một bình luận