Thuyết minh về ngũ hành sơn(viết tiếng việt,không tiếng anh),làm theo trình tự rõ ràng,hay sẽ cho 5 sao và ctlhn cám ơn nhiều

By Delilah

Thuyết minh về ngũ hành sơn(viết tiếng việt,không tiếng anh),làm theo trình tự rõ ràng,hay sẽ cho 5 sao và ctlhn
cám ơn nhiều

0 bình luận về “Thuyết minh về ngũ hành sơn(viết tiếng việt,không tiếng anh),làm theo trình tự rõ ràng,hay sẽ cho 5 sao và ctlhn cám ơn nhiều”

  1. Việt Nam ta có rất nhiều những danh lam thắng cảnh đẹp mang nhiều giá trị về mọi mặt. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến Ngũ Hành Sơn _ biểu tượng danh thắng của người dân xứ Quảng.

    Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên của một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, bao gồm: Mộc Sơn, Thủy Sơn,Thổ Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn,nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

    Dân gian lưu truyền về núi Ngũ Hành với nhiều truyền thuyết và giai thoại lịch sử. Chuyện xưa kể lại rằng có một ông lão sống bên bờ biển vắng được rùa Kim Quy nhờ chăm sóc quả trứng nói rằng đó là con của Long Quân và để lại một cái móng vàng cho ông để hóa giải những khó khăn bất ngờ xảy đến, năm tháng qua đi quả trứng ngày một lớn và nở ra một cô gái, vỏ trứng thì tách thành năm mảnh hóa thành năm ngọn núi chính là Ngũ Hành Sơn ngày nay.

    Không chỉ vậy có giai thoại kể lai rằng vua Gia Long trước khi lên ngôi vua trong một cuộc truy lùng của quân Tây Sơn ông đã được trụ trì của chùa giúp đỡ, ông đã thề rằng nếu thoạt nạn và lên làm vua sẽ trở về chùa và trùng tu lại nơi đây nhưng chưa thực hiện được đến đời vua Minh Mạng lời hứa năm xưa đã được hoàn thành.

    Dưới bàn tay khéo léo của tạo hóa mà phong cảnh Ngũ Hành Sơn vô cùng nên thơ lại không kém phần huyền bí giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa, năm ngọn núi mang năm vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong.

    Đầu tiên phải kể đến ngọn Thủy Sơn, được mệnh danh là ngọn núi rộng và đẹp nhất khi nhìn từ trên xuống, nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, Thủy Sơn còn có tên gọi là núi Tam Thai bởi núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng.

    Không chỉ vậy nơi đây lưu giữ hai kỷ vật cổ quý hiếm: tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai, đồng thời Thủy Sơn cũng là nơi được vua Minh Mạng viếng cảnh nhiều nhất.

    Ở vị trí song song với Thủy Sơn là ngọn Mộc Sơn, núi nằm về phía Đông Nam, mặc dù tên là “ mộc” nhưng nơi đây rất ít cây cối. Nghe người thế kỷ trước kể lại rằng xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa, về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm.

    Tiếp đến là ngọn Kim Sơn, núi nằm ở phía bắc hai ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn.

    Tuy nhiên ngày nay một phần Kim Sơn đã bị bồi lấp thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.

    Nằm ở phía Tây Nam, đối diện với Kim Sơn là ngọn Hỏa Sơn, ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một ngọn núi kép với một hòn Âm và một hòn Dương được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên, ở giữa có chùa Ứng Thiên.

    Thổ Sơn là ngọn núi cuối cùng trong bộ Ngũ Hành Sơn, đây là ngọn núi đất, thấp nhất, nhưng cũng dài nhất, hình dáng giống như còn rồng nằm trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.

    Tương truyền Thổ Sơn từng là nơi linh địa, được người Chăm chọn làm nơi cư trú, đến nay vẫn còn dấu vết của một kiến trúc Chăm. Ở chân núi có chùa  Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo.

    Không chỉ mang vẻ đẹp như tiên cảnh, “ nam thiên danh thắng”  Ngũ Hành Sơn còn lưu giữ những  giá trị to lớn về văn hóa tâm linh, tôn giáo và lịch sử nước nhà với nhiều bút tích dấu ấn sử sách, những công trình chùa tháp ở thế kỷ trước cần được bảo tồn và phát huy, nơi đây không chỉ là danh lam thắng cảnh mà còn là di tích lịch sử – văn hóa gắn liền với làng nghề thủ công mỹ nghệ, tạc tượng đá lưu truyền dưới chân núi Thủy Sơn.

    Với những giá trị quý giá ấy, Ngũ Hành Sơn đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ Quảng nói chung, người Việt Nam nói riêng, là diểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh và vẻ đẹp non nước hữu tình của cảnh sắc Việt Nam vượt biên ra thế giới.

    Trả lời

Viết một bình luận