Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. cảm nghĩ của em về hai câu thơ trên

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
cảm nghĩ của em về hai câu thơ trên

0 bình luận về “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. cảm nghĩ của em về hai câu thơ trên”

  1. Cảm nghĩ của em qua hai câu thơ này là một khung cảnh yên bình tĩnh lạnh.Vì chỉ có yên lặng thì mới nghe được tiễng suối.Một đêm trăng đẹp rất cuốn hút. Cảm thấy khung cảnh bình lặng nhưng vẫn có chút gì đó thú vị. Tác giả có thể nghe được tiếng suối reo vì nỗi cô đơn buồn bã của tác giả mới có thể nghe những âm thanh mà hiếm khi nghe được

    Bình luận
  2. Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

    Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

    `=>`

    Với những từ ngữ sắc sảo chứa cả hình ảnh lẫn âm thanh trong bài thơ ” Cảnh khuya ” đã vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã vô cùng tinh ý khi so sánh ” tiếng suối ” trong như ” tiếng hát xa “. Điều đó gợi cho ta cảm giác và cảm nhận được sự trong trẻo, thanh khiết, không bị xáo trộn hay lẫn tạp âm của bất kì một âm thanh nào khác của tiếng suối chảy. Chính vì vậy mà ta biết được giờ này ở núi rừng Việt Bắc vô cùng yên tĩnh, bình lặng. Không dừng ở đây, Bác Hồ còn sử dụng điệp từ ” lồng ” và liệt kê ra các sự vật ” trăng, cổ thụ, hoa “. Nó giúp ta thấy được sự bao la, rộng lớn, bát ngát của khoảng trời núi rừng Việt Bắc vào một đêm trăng sáng. Tạo ra một tầng bậc cao cho khổ thơ trên. Qua hai câu thơ trên, tác giả đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc vào một đêm trăng sáng có cả hình ảnh và âm thanh lại vô cùng yên tĩnh, bình lặng và mênh mông, rộng lớn nơi đây.

    Bình luận

Viết một bình luận