Tiếp~ 1, Trình bày tổ trức chính quyền thời Lê – Tổ chức bộ máy thời Lê có khác gì so với thời Trần 2, Trình bày nguyên nhân, diễn biến kết quả của tr

Tiếp~
1, Trình bày tổ trức chính quyền thời Lê
– Tổ chức bộ máy thời Lê có khác gì so với thời Trần
2, Trình bày nguyên nhân, diễn biến kết quả của trận Rạch Gầm – Soài Mút ( Ngắn gọn )

0 bình luận về “Tiếp~ 1, Trình bày tổ trức chính quyền thời Lê – Tổ chức bộ máy thời Lê có khác gì so với thời Trần 2, Trình bày nguyên nhân, diễn biến kết quả của tr”

  1. Câu 1:

    * Tổ chức chính quyền thời Lê:

    – Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    * So sánh:

    – Nhà nước thời Lý – Trần

    + Chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.

    + Là nhà nước quân chủ quý tộc.

    – Nhà nước thời Lê sơ

    + Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.

    +  Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.

    Câu 2:

    * Nguyên nhân:

    – Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

    * Diễn biến:

    – Cuối tháng 7/1784: Quân Xiêm kéo vào Gia Định 

    – Cuối năm 1784: Quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định

    – Tháng 1/1785: Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định chọ Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến

    – Ngày 19/1/1785: Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa.

    * Kết quả:

    – Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền của quân Xiêm bị vỡ tan tác và bị đốt cháy

    – Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần chết

    – Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm sống lưu vong

    Bình luận

Viết một bình luận