Tiết 27 – Bài 23
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII – IX
Nội dung 1: Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, về mặt hành chính nước ta có thay đổi như thế nào?
2. Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?
3. Nhà Đường bóc lột nhân dân ta như thế nào ?
Nội dung 2: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
1. Dùng lược đồ trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa.
2. Nhà Đường đã làm gì để đàn áp cuộc khởi nghĩa ?
3. Cuộc khởi nghĩa đem lại kết quả như thế nào ?
Nội dung 3: Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 – 791)
1. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra và phát triển như thế nào?
` 2. Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào?
Tiết 28 – Bài 24
NƯỚC CHAM-PA TỪ THẾ KỶ II ĐẾN THẾ KỶ X
Nội dung 1: Nước Cham-pa độc lập ra đời
1. Tìm hiểu và giới thiệu vị trí của nước Cham-pa trên lược đồ.
2. Nhân dân Tượng Lâm đã đấu tranh giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?
3. Nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa?
Nội dung 2: Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
1. Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của nhân dân Cham-pa.
2. Nhận xét gì về trình độ phát triển của văn hoá Cham-pa từ thế kỉ II đến X?
3. Quan hệ giữa người Chăm với người Việt như thế nào?
Giúp mình đi please !!!
Về mặt hành chính, nhà Đường chia lại khu vực hành chính và đặt tên mới. Nhà Đường đổi Giao Châu thành Giao Châu đô hộ phủ, đến năm 679, đổi thành An Nam đô hộ phủ và chia thành 12 châu. Ngoài ra còn có Châu Ki mi ở miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ.
– Đứng đầu An Nam đô hộ phủ là một viên đô hộ người Hán.
– Đứng đầu châu là một viên Thứ sử người Hán.
– Dưới châu là huyện, dưới huyện là hương, xã. Các huyện lệnh do người Hán nắm, còn hương, xã do người Việt tự quản.
Nhà Đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo nắm quyền cai trị trực tiếp tới cấp huyện để dễ bề kiểm soát, áp bức nhân dân ta.
2,
Chia lại đơn vị hành chính, đặt tên mới. Cai trị trực tiếp đến cấp huyện.
– Sửa sang các đường giao thông, xây thành, tăng quân, để nhanh chóng đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân.