tìm 1 văn bản trong chương trình lớp 7 đã học chỉ rõ mối quan hệ giữa văn bản với nguồn gốc phân tích mối quan hệ giữa văn bản và nguồn gốc đó
tìm 1 văn bản trong chương trình lớp 7 đã học chỉ rõ mối quan hệ giữa văn bản với nguồn gốc phân tích mối quan hệ giữa văn bản và nguồn gốc đó
-Văn bản Cảnh Khuya của tác giả Hồ Chí Minh
-MB: Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị, một anh hùng cứu quốc, vị cha già của dân tộc mà còn lại một nhà thơ, nhà văn đóng góp không nhỏ vào nền văn học nước nhà. Trong đó chúng ta không thể không kể đến văn bản Cảnh Khuya của Người:
(Trích dẫn văn bản)
-TB:
+ Giới thiệu về tác giả: tác giả Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890. Bác là vị lãnh tụ đáng quý của dân tộc, là cựu Chủ Tịch nước sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài sự nghiệp chính trị vang danh toàn cầu bác còn có cho mình sự nghiệp văn học đồ sộ. Điển hình trong số đó là tác phẩm Cảnh Khuya
+ Nguồn gốc, hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ cảnh khuya được viết vào năm 1947, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, là giai đoạn vô cùng khó khăn của cả quân và dân khi phải rút lên vùng rừng núi lập căn cứ, chuẩn bị lương thực, vũ khí chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kì với Pháp. Trong một đêm trăng sáng, với tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của mình, Bác không thể cưỡng lại vẻ đẹp ấy, lấy đó làm cảm hứng viết nên bài thơ Cảnh khuya
+ Nội dung: Bài thơ Cảnh khuya miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với tiếng suối, trăng, cảnh khuya đẹp như vẽ… hình ảnh thơ sinh động, giàu sức biểu cảm. Tiếng suối được so sánh như tiếng hát trong trẻo, nhẹ nhàng. Trăng in bóng lên cổ thủ lồng nhau vào nhau tạo sự hài hòa, huyền ảo. Hình ảnh thiên nhiên qua cảm nhận của Bác rất đẹp và sinh động.Trên nền thiên nhiên đó là thi nhân – người chiến sĩ đang thao thức bởi Người lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
*Chứng minh quan hệ: Trong thơ Bác có một nét đặc trưng mà ai ai đọc thơ Bác cũng phải biết, đó chính là chất thép và chất tình. Hai thứ dường như đối lập nhưng trong thơ Bác lại hoà hợp với nhau vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế mà không hề phi logic. Đó chính là mối quan hệ chặt chẽ giữa bài thơ Cảnh Khuya và nguồn gốc của nó.
+Khi đọc 2 câu thơ đầu bài thơ, chúng ta sẽ không nghĩ đây là 2 câu thơ được sáng tác trong thời kì kháng chiến. Nhưng trong 2 câu thơ đầu miêu tả vẻ đẹp mĩ miều của đêm trăng ấy, ta có thể thấy rõ tình yêu thiên nhiên-yêu quê hương của Bác-của người chiến sĩ huyền thoại. Càng yêu vẻ đẹp quê hương, càng yêu tổ quốc thì Bác càng có thêm quyết tâm kháng chiến chống lại thực dân pháp để những vẻ đẹp của quê hương ấy không rơi vào tay bọn thực dân Pháp để bị chúng bào mòn vì lợi nhuận.
+Chính cảnh khuya đẹp “như vẽ” ấy đã khiến Bác lo lắng cho đất nước nhiều hơn. Bác thức không phải vì Bác si mê trước vẻ đẹp đêm trăng, mà Bác thứ vì khi Bác nhìn thấy vẻ đẹp ấy, Bác càng thêm yêu quê hương và muốn bảo vệ tổ quốc. Cũng vì thế mà bác canh cánh nỗi lo việc nước việc dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đến thao thức, khó ngủ vì “lo nỗi nước nhà”
+Bài thơ Cảnh khuy dường như sẽ chỉ là một bài thơ cảnh đêm trăng rất bình thường cho đến khi ta thực sự hiểu và thấm về hoàn cảnh và nguồn gốc ra đời của nó. Bài thơ Cảnh khuya có mối quan hệ chặt chẽ với hoàn cảnh ra đời của nó nên ta phải nắm được hoàn cảnh,nguồn gốc mới có thể ngấm được hết ý nghĩa của bài thơ tưởng như nhẹ nhàng nhưng lại cương quyết, mềm mại nhưng cứng rắn này.
-KB:…