tìm hiểu bà nguyễn thị định và mẩu truyển lịch sử

tìm hiểu bà nguyễn thị định và mẩu truyển lịch sử

0 bình luận về “tìm hiểu bà nguyễn thị định và mẩu truyển lịch sử”

  1. Bà Nguyễn Thị Định
    Nữ tướng Nguyễn Thị Định được người dân Bến Tre trìu mến gọi với cái tên thân thuộc “cô Ba Định”. Bà sinh năm 1920, là con út trong gia đình có 10 người con ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh.
    Hai năm sau bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. Năm 1940, cả hai vợ chồng bà bị giặc Pháp bắt giữ, ông Bích  bị đày ra Côn Đảo và sau đó bị giết hại, còn bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Năm 1943, bà được trả tự do và trở về quê hương, tiếp tục hoạt động cách mạng.
    Tháng 4-1946, bà được cử ra Bắc báo cáo với Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam Bộ và sau đó được giao trọng trách làm thuyền trưởng, có nhiệm vụ vận chuyển 12 tấn vũ khí từ Bắc vào Nam bằng con đường biển, từ đó mở ra “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Giai đoạn năm 1954 – 1959, bà được chỉ định làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy nên bị chính quyền Ngô Đình Diệm ráo riết tìm bắt.
    Câu Chuyện Lịch Sử :

     

     

     
    Ngày 15/2/1920…

     

    Đó là ngày định mệnh đối với gia đình nông dân trên bờ sông Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

     

    Trong căn buồng tối dành cho sản phụ ở nông thôn Nam Bộ thời tây y còn rất sơ khai, người mẹ oằn oại cơn đau đẻ. Nếu như hôm đó người chồng nghe theo lời bà mụ móc đầu đứa bé lôi ra để cứu sống vợ thì sau này Cách mạng miền Nam không có ngôi sao Nguyễn Thị Định chói sáng.  Ông đã động viên, thuyết phục bà mụ kiên trì chờ đứa bé ra đời.

    May sao, mẹ tròn con vuông. Vì lẽ đó, trong gia đình 10 đứa con, cô út Nguyễn Thị Định được cưng nhất nhà.

     

    Cô sinh ra với thể chất yếu đuối, ốm nhom vì hen suyễn.

     

    Trường học xa nhà, ở trọ thì tốn kém, cô Út không được đi học, đành ở nhà học chữ với người anh thứ ba tên là Chẩn. “Người thầy” ấy có ảnh hưởng sâu sắc với cuộc đời cô về nghĩa khí Lục Vân Tiên, về chí hướng đánh Tây, giành độc lập cho đất nước.

     

    Cô tận mắt chứng kiến anh Chẩn tham gia cách mạng, bị bắt, bị đánh đập trong nhà giam ở quận. Cô đứng nhìn, căm thù mà không biết làm gì để cứu anh ra, đành khóc tức tưởi.

     

    Từ đó, những câu hỏi về thời cuộc, về cách mạng nảy nở trong đầu cô Út. Cô hiểu và tin làm cách mạng là việc tốt nhưng là việc rất khó, là con gái chắc không thể làm được.

     

    Năm 16 tuổi, cô Út Định rất đẹp, da trắng, môi đỏ, tóc xoăn, một vẻ đẹp rất đặc biệt. Nhiều gia đình giàu có đánh tiếng dạm hỏi. Tuổi cô thời ấy con gái đã lo lấy chồng nhưng Út Định không quan tâm đến điều hệ trọng ấy.

     

    Đó cũng là năm phong trào dân chủ lên cao. Út Định say sưa lắng nghe anh Chẩn và các bạn của anh diễn thuyết, rồi tham gia rải truyền đơn, làm giao liên, lo cơm nước cho các anh, tham gia các hội tương tế ái hữu, cổ động báo “Dân chúng”…

     

    Nhưng đó cũng là lúc cô bị sức ép dữ dội từ phía gia đình, buộc cô phải lấy một người giàu có mà gia đình đã nhắm sẵn. Anh Ba Chẩn rất thương và hiểu em gái nhưng cũng không có cách nào làm dịu bớt được bầu không khí căng thẳng trong nhà. Cô Út gặp các anh, đòi đi làm cách mạng, bởi ở nhà cô không còn có sự lựa chọn nào khác.

     

    Hiểu thấu được hoàn cảnh của Út Định, các anh lặng lẽ sắp xếp một cuộc gặp gỡ…

     

    Hôm đó, cô được các anh nhắn ra vườn quýt. Lòng cô nôn nao, nghĩ rằng các anh giao nhiệm vụ rải truyền đơn, cũng có thể đã chấp thuận cho cô thoát ly, đi làm cách mạng. Không ngờ trước mặt cô là anh Bích – một trong số đồng chí cùng hoạt động với anh cô.

     

    Cô vô cùng bối rối, nhận ra hôm nay anh cao lớn, đẹp trai hơn thường ngày rất nhiều. Cô đỏ mặt thầm nghĩ: “Một thanh niên như anh ấy hèn gì mà có nhiều cô gái đẹp, con nhà giàu đeo đuổi”. Không để cô thoát lui, anh hỏi thẳng vấn đề: “Tại sao Út muốn lấy chồng cách mạng?”. Cô bối rối bứt mấy chiếc lá quýt, thật thà nói: “Vì em muốn làm cách mạng”. Anh vặn lại: “Nhưng làm cách mạng cũng phải lấy chồng”. Cô Út nói: “Nếu lấy chồng, phải là người cách mạng, em mới ưng”. Anh hỏi: “Người chồng như thế nào thì cô mới  ưng?”. “Người ấy phải làm cách mạng, phải tốt với ba má em và yêu thương em suốt đời”.

     

    Mắt anh Bích sáng lên. Im lặng một lúc, anh nhìn thẳng vào mắt cô hỏi: “Lấy chồng cách mạng không chỉ chồng cô mà bản thân cô và gia đình có thể bị tù, bị giết chết, cô không sợ sao?”. “Không. Em không sợ”. “Nhưng nếu người ấy bị bắt, bị đi tù 9, 10 năm, Định có chờ được không?”. “Em sẽ chờ”.

     

    Lời hứa ấy không ngờ trở thành định mệnh, kết chặt hai người với nhau.

     

    Sau khi gặp cô Định ở vườn quýt, anh Bích chính thức cầu hôn. Gia đình cô vốn quý một thanh niên trí thức, có chí hướng nên sẵn lòng tác hợp cho đôi trẻ. Họ sống bên nhau những ngày trăng mật ngắn ngủi. Rồi anh Bích lại đi hoạt động. Cô ở lại bám cơ sở. Sau này, cô mới biết anh là Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, ở bộ phận hoạt động công khai.

     

    Đó cũng là những ngày vô cùng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Khi cô sinh con trai, anh mừng vô kể, cùng vợ thức trông con.

     

    Lòng trào dâng niềm hạnh phúc, cô Út thầm nói với con: “Thử hỏi trên thế gian này có người đàn bà nào hạnh phúc như mẹ. Mẹ đã chọn đúng người cùng chí hướng. Mẹ đã chọn cho con người cha tốt phải không?!”.

     

    Nhưng hạnh phúc đến với vợ chồng Út Định chưa bao lâu thì giông tố ập đến. Mới sinh con 3 ngày, mật thám đến nhà vây bắt anh Bích. Út Định qụy xuống, ôm con khóc nức nở. Dù anh Bích trấn an “anh sẽ không sao” nhưng nhớ lại dự cảm người cách mạng không tránh khỏi tù đày, cái chết, lòng cô không khỏi lo lắng cho anh…

     

    Từ khi anh Bích  bị bắt vào tù, Út Định chỉ được bồng con đến thăm anh có một lần. Dù tự nhủ gặp anh không được khóc, để dành thời gian nói chuyện nhưng trước anh, cô không sao ngăn được nước mắt.

     

    Anh Bích giơ tay ra song sắt bồng con. Út Định trao đổi nhanh với anh sẽ gửi con, đi thoát ly. Cô biết chồng rất thương con nhưng cuối cùng tán thành quyết định của cô. Anh nói nhanh là địch đã kết án anh 5 năm tù và 5 năm đày biệt xứ. Anh đã lường trước cảnh tù đày, chỉ thương mẹ con cô. Anh tin cô sẽ vượt qua mọi thử thách như lời cô đã hứa với anh bên vườn quýt năm nào.

     

    Anh còn định nói thêm nhiều điều thì tên gác ngục đã báo hết giờ, đuổi mẹ con cô ra ngoài. Lúc ấy, cô mới sực nhớ đến điều hệ trọng nhất, quay lại hỏi anh:

    – Đặt tên con là gì?

    – Là o­n. Em nhớ không?!

     

    Cô đặt tên con là o­n, như anh căn dặn, còn tên khai sinh của con là Nguyễn Ngọc Minh, ngụ ý o­n là viên ngọc tình yêu mãi tỏa sáng của hai người. Ngay hôm sau, ngày 19/7/1940 (chưa đến ngày 21/7- ngày hẹn với tổ chức thoát ly) thì Út Định bị mật thám vây bắt.  Chúng đưa hai mẹ con cô về khám Lá, Bến Tre. Chúng tuyên bố đưa cô đi Bà Rá, buộc cô phải gửi con về nhà. Ôm chặt con thơ trước lúc lìa xa, lòng người mẹ như đứt từng đoạn ruột. Cô biết dấn thân vào con đường cách mạng là chấp nhận thương đau, tù đày, cái chết, nhưng cảnh đứa bé mới 7 tháng tuổi mà sớm bị bứt lìa khỏi cha mẹ thì cô chưa bao giờ nghĩ đến. Trao con cho mẹ, nhìn vẻ mặt ngây thơ của con mà lòng cô đau quặn thắt, nước mắt chảy tràn…

     

    Mấy hôm sau, Út Định bị đưa vào một trại giam ở Sài Gòn. Chồng cô cũng bị đưa đến đây. Cô đâu hay rằng “anh Bích” cùng bị giam chung một nhà tù mà không thể tận mặt.

     

    Nhà giam này là trạm trung chuyển trước khi  đày anh Bích ra Côn Đảo và Út Định đi Bà Rá. Anh không sợ mình bị đưa vào chốn địa ngục trần gian mà chỉ lo cho vợ không biết có chịu đựng nổi cảnh ma thiêng nước độc ở Bà Rá. Nhưng Út Định đã kiên cường chịu  đựng, đã vượt qua bao thử thách. Đó là nơi hoang sơ không chỉ có vắt, voi, cọp mà còn có “cọp người”.

     

    Nguyễn Thị Định được xếp vào khu nhà B – nơi dành riêng cho tù chính trị nữ. Ở đây, mọi người gọi chị bằng cái tên thân mật: Ba Bích – tên người chồng đã bị đày ra Côn Đảo của chị. Chị em rất đoàn kết, thương yêu nhau, kịp thời cảnh giác bọp xếp, bọn cai tù. Các nữ tù không chỉ chịu đựng cảnh lao động khổ sai nhọc nhằn mà còn phải chống lại những trò chọc ghẹo của những tên cò Tây. Có những tên ban đêm mò vào chỗ các nữ tù, định giở trò sàm sỡ. Phát hiện được, chị em hô ầm lên khiến chúng sợ, co mình lại. Lấy cớ vùng này có nhiều cọp, beo, thú dữ nên khi “nó” đến gần thì họ khua thùng thiếc, hô vang để “bọn thú” bỏ đi. Các chị dặn nhau khi đi gánh nước, làm cỏ chớ nên ham bóng mát gần nhà mấy tên Tây…

    Chị Ba Bích bày thêm kinh nghiệm là bọn quản tù hay chụp nắm tóc phụ nữ trước khi đánh. Vì vậy, chị em nên cài ít kim may vào trong búi tóc, để khi chúng chụp vào đầu tóc chị em, tay bị kim đâm, sẽ bỏ ra ngay. Tới lúc đó, chị em có thì giờ để đối phó…

     

    Biết chị Ba Bích là trung tâm đoàn kết, đấu tranh của khu nhà B; tên quan ba nổi tiếng tàn ác, có thú tính thích nhìn thấy máu đổ, thích xui chó béc-giê cắn xé tù nhân cho ra máu lai láng, bắt chị Ba Bích bước ra sân, giơ cao vỏ chai đựng rượu làm đích cho hắn bắn. Hắn vừa muốn  khoe tài bắn súng vừa “nắn gân” chị Ba Bích “chuyên xách động nữ tù đấu tranh”.

     

    Nếu chị Ba Bích không chịu bước ra, không giơ cao chai rượu cho hắn nhắm bắn, hắn sẽ có dịp bêu riếu chị là hèn nhát. Còn nếu thể hiện chí khí, viên đạn của tên quan ba có thể cắm vào cơ thể chị. Hắn đẩy chị vào một tình huống khó xử. Sau phút lưỡng lự, chị Ba bình tĩnh bước ra sân rồi giơ cao vỏ chai rượu lên. “Đoàng”. Tiếng súng nổ, vỏ chai vỡ toang. Hắn khoái chí cười khanh khách. Chưa thỏa mãn thú tính, hắn bắt chị Ba Bích tháo chiếc vòng cẩm thạch đang đeo ở tay – kỷ vật chồng chị tặng ngày cưới mà chị rất quý yêu, làm đích cho hắn bắn tiếp. Quá phẫn uất, chị tháo vòng, ném mạnh vào viên gạch gần đó, làm chiếc vòng vỡ tan. Trước sự bướng bỉnh, gan dạ của Ba Bích, tên quan ba hơi bất ngờ. Lúc ấy, hắn không làm gì nhưng định bụng sẽ trừng trị chị và các “nữ tù ngoan cố” vào một dịp khác. Mấy hôm sau, hắn đưa các chị ra khu nhà sàn của hắn để chứng kiến cảnh hắn trừng phạt tù nhân. Nạn nhân là các tù nam vì không chịu nổi cảnh hà khắc, nhân lúc tên lính gác bắt các anh đào hố chôn tù nhân chết đã giết nó rồi bỏ trốn. Không ngờ, ít lâu sau họ bị bắt trở lại. Hắn tra tấn người tù dã man, cho treo ngược anh lên sàn nhà. Tên quan ba đánh anh một gậy thì con chó của hắn chồm lên cắn anh một miếng. Lúc đầu, người tù vừa la vừa chống đỡ bộ răng sắc bén của con vật nhưng dần dần kiệt sức, bất động. Khi những tên lính tháo dây, thả anh xuống thì anh như một xác không hồn, bê bết máu. Chứng kiến cảnh khủng khiếp ấy, chị em càng khắc cốt ghi sâu mối thù quân cướp nước.
    Những đòn roi, tra tấn nhục hình không đánh gục được ý chí người phụ nữ kiên trung. Nhưng chúng không hề biết rằng trái tim chị đang bị gặm mòn, hủy hoại vì nỗi khổ đau. Tin tức anh Bích ngoài Côn Đảo vẫn biền biệt. Nỗi nhớ thương con đốt cháy lòng người mẹ. Cứ mỗi sáng, mỗi chiều nhìn ra làn sương mù giăng kín núi đồi, nước mắt chị nhòa đi. Đêm ở Bà Rá buốt lạnh. Chị em tổ chức văn nghệ để quên đi giá rét. Người thích hát vọng cổ, người thích nói thơ. Đến lượt chị Ba, chị cất giọng hát: “Kìa xa xa nơi Côn Đảo – Sóng nước muôn trùng – Hỡi đàn cò trắng – Bay qua ngang trời…”. Giọng chị đang trong trẻo, ấm áp, tình cảm bỗng tắc nghẹn rồi vỡ ra thành nước mắt. Đến lúc đó, mọi người vô cùng hối hận vì đã để chị hát bài hát gợi nhớ nỗi mất mát khôn nguôi.
    Bệnh tim ngày càng trở nặng, chị liên tục bị ngất. Chị em nữ tù đấu tranh quyết liệt với tên sếp Tây. Cuối cùng, chúng đành chấp nhận đưa chị về điều trị tại Nhà thương Biên Hòa. Năm 1943, chị Ba Bích (Nguyễn Thị Định) được bọn Pháp đưa về quản thúc tại địa phương…
    Ngày trở về quê, lòng người mẹ rộn rã, hồi hộp khi bước vào cánh cửa. Đứa con trai lên 4 ngơ ngác nhìn mẹ. Chị chạy đến ôm chặt con vào lòng, như chẳng bao giờ muốn rời xa con, trong lúc đứa bé khóc thét lên, sợ hãi. Đứa bé càng giống cha, tim chị càng đau thắt nỗi nhớ chồng. Ba tháng sau, vết thương những ngày bị đọa đày trong nhà tù đế quốc chưa lành thì chị nhận được hung tin: Anh Bích đã hy sinh ngoài Côn Đảo. Đó là vết thương đau đớn nhất đời. Chị không còn nước mắt để khóc, người nửa điên nửa dại. Nhiều đêm, chị lần bước ra vườn quýt, nơi đã gặp anh năm xưa ngồi khóc một mình.
    Thương o­n còn thơ dại, chị giấu con nỗi đau mất cha, đau xé lòng trước câu hỏi “sao ba không về” của con trẻ. Chị muốn đi tu, muốn chết cho xong, nhưng nhớ đến lời anh Bích căn dặn “dấn thân vào con đường cách mạng là phải chịu tù đày, cái chết”, nhớ đến bao đồng chí còn đang bị tù tội, đã hy sinh; chị cứng rắn đứng lên. Là góa phụ có nhan sắc, chị bị vây bủa, o ép của bọn tề làng. Chị vừa mềm dẻo, mạnh mẽ chống lại chúng vừa tự nhủ mình phải tỉnh táo trước phong trào thân Nhật. Năm 1944, phong trào Việt Minh lên mạnh, chị bắt được liên lạc với tổ chức. Chị gửi con cho mẹ, lao vào công tác.
    Trong Cách mạng tháng Tám, người góa phụ trẻ ấy đã cầm cờ dẫn đầu hàng ngàn quần chúng tay dao, tay gậy, cờ, băng, biểu ngữ rầm rộ tiến chiếm thị xã Bến Tre.
    Sau ngày khởi nghĩa thắng lợi, chị được tổ chức giữ lại công tác ở cơ quan Phụ nữ tỉnh. Trong ngày rước tù Côn Đảo trở về đất liền, dẫu biết tin anh Bích đã hy sinh, lòng chị vẫn nuôi niềm hy vọng anh còn sống. Chị bồng con ra bến đón các anh trở về. Nhưng cho đến người tù cuối cùng trên tàu bước lên, bóng chồng vẫn biền biệt. Nhìn gương mặt giàn giụa nước mắt của chị, đồng đội anh Bích nói lời chia sẻ: “Anh Bích còn sống, thấy chị tiếp tục công tác, tiến bộ được như vậy chắc hẳn anh ấy rất vui. Từ bây giờ, chị phải vui sống, bởi chị phải làm thay cả phần anh Bích!”
    Chị gượng cười cho các anh yên lòng mà vẫn không thể nào lau khô được dòng nước mắt…
    Cuối năm 1964, Nguyễn Thị Định được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Phụ nữ tỉnh Bến Tre. Giữa lúc chị hăng say công tác, đi thăm hỏi, chăm sóc bộ đội thì được lệnh Tỉnh uỷ gọi về, giao nhiệm vụ: Ra Bắc, gặp Bác Hồ và Chính phủ báo cáo tình hình sau Hiệp định Sơ bộ 6/3 và xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Năm ấy, Nguyễn Thị Định mới vừa 26 tuổi.

    Bình luận
  2. Nguyễn Thị Định (15 tháng 3 năm 1920– 26 tháng 8 năm 1992), còn được gọi là Madame Nguyễn Thị Định, Ba Định (bí danh Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận), là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và nữ chính trị gia Việt Nam . Nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam Việt Nam, Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt NamUỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V, VI. Đại biểu quốc hội khoá VI, VII, VIII.

    Mình có tìm được chuyện về bà, bạn có thể tham khảo tìm hiểu nha

    Nữ tướng Nguyễn Thị Định được người dân Bến Tre trìu mến gọi với cái tên thân thuộc “cô Ba Định”. Bà sinh năm 1920, là con út trong gia đình có 10 người con ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Hai năm sau bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre. Năm 1940, cả hai vợ chồng bà bị giặc Pháp bắt giữ, ông Bích  bị đày ra Côn Đảo và sau đó bị giết hại, còn bà bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Năm 1943, bà được trả tự do và trở về quê hương, tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 4-1946, bà được cử ra Bắc báo cáo với Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam Bộ và sau đó được giao trọng trách làm thuyền trưởng, có nhiệm vụ vận chuyển 12 tấn vũ khí từ Bắc vào Nam bằng con đường biển, từ đó mở ra “Đường Hồ Chí Minh trên biển”. Giai đoạn năm 1954 – 1959, bà được chỉ định làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy nên bị chính quyền Ngô Đình Diệm ráo riết tìm bắt.
      Cô Ba Định lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế, Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam thăm Tiệp Khắc tháng 10-1981. (Ảnh chụp lại).
    Năm 1960, bà được bầu làm Phó Bí thư và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để cùng với những người yêu nước khởi xướng phong trào Đồng Khởi, mở đầu cho cuộc đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang rộng khắp miền Nam. Giai đoạn 1965 – 1974, bà được bầu là Phó Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam. Tháng 4-1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.

    Sau khi đất nước thống nhất, bà được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách như: Thứ trưởng Bộ Thương binh – Xã hội, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước… Ở cương vị nào bà cũng xử lý công việc đầy trách nhiệm và tình người. Trong lòng bạn bè thế giới, bà là biểu tượng của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, là trung tâm đoàn kết các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới. Ngày 26-8-1992, bà đột ngột qua đời sau một cơn đau tim nặng, hưởng thọ 72 tuổi và được an táng tại TP. Hồ Chí Minh. Bà Ba Định đã sống một cuộc đời trọn vẹn với non sông, đất nước. Cuộc đời dù trải qua nhiều mất mát đau thương nhưng bà đã vượt qua tất cả, luôn sống trọn vẹn nghĩa tình với đồng đội, với nhân dân, hy sinh mọi hạnh phúc riêng tư để lo toan cho hạnh phúc của mọi người. Để tri ân công lao đóng góp của nữ tướng, ngày 30-8-1995, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2003, Khu lưu niệm nữ tướng tại quê nhà được xây dựng với diện tích khoảng 15.000 m2,  gồm các hạng mục: Nhà bia “tóm tắt tiểu sử của cô Ba Định”; đền thờ và nhà trưng bày, giới thiệu những hiện vật, hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của bà. Tại khu trưng bày có ghi lời của các bậc hiền nhân nói về bà. Trong đó, đáng chú ý là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”; hay như lời Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: “Một người phụ nữ đã chỉ huy thắng lợi cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre thì người đó rất xứng đáng được làm tướng và ở trong Bộ Tư lệnh đánh Mỹ”; trong lời đề tựa tập sách “Nhớ chị Ba Định”, Giáo sư Trần Văn Giàu có viết: “Những người như chị, sống làm tướng, chết thành thần”…  Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương viết trong sổ lưu niệm khi đến tham quan nơi đây vào ngày 28-11-2018 dòng chữ: “Nhân dân Việt Nam vô cùng tự hào về những chiến công, đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Thị Định – vị nữ tướng Anh hùng với những chiến công chói lọi trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Chị Ba Định sống mãi trong lòng đồng chí, đồng bào”.

    @kim
     

    Bình luận

Viết một bình luận