tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng biện pháp bệnh kiết lị, bệnh sốt rét, cách chữa trị

tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng biện pháp bệnh kiết lị, bệnh sốt rét, cách chữa trị

0 bình luận về “tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng biện pháp bệnh kiết lị, bệnh sốt rét, cách chữa trị”

  1. Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ

    Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi vệ sinh không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn shigella”.

    Bên cạnh đó, trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Ruồi nhặng cũng là một trong những trung gian truyền bệnh, dẫn đến bệnh kiết lỵ ở người.

    Triệu chứng

              Thời gian ủ bệnh của bệnh lỵ thường từ 1 – 7 ngày, sau đó sẽ phát bệnh một cách đột ngột, với 2 hội chứng: nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ.

              Hội chứng nhiễm khuẩn gồm các triệu chứng: sốt cao 38 – 39oC, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, ở trẻ em có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn.

              Hội chứng lỵ. gồm các triệu chứng: đau bụng, ban đầu đau âm ỉ quanh rốn,sau đó lan ra khắp bụng, cuối cùng là những cơn đau quặn bụng ở hố chậu trái. Các cơn đau quặn bụng làm bệnh nhân mót rặn muốn đi đại tiện ngay. Mới đầu phân sệt, sau loãng, rất thối, lẫn với nhầy và máu. Hoặc phân nhầy nhiều, thường đục nhờ nhờ, có khi phân vàng đục như mủ, máu sẫm như máu cá, nhầy và máu hòa loãng với nhau không có độ bám dính. Hội chứng lỵ có thể diễn ra từ 5 – 10 ngày hoặc hơn.

    Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

    Để phòng ngừa bệnh kiết lỵ người bệnh cần:

    – Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

    – Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

    – Vệ sinh môi trường ở sạch sẽ. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

    – Hạn chế các loại đồ uống có ga, đồ uống chứa cồn…

    – Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.

    Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét

    Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và do muỗi Anophen truyền từ người bệnh (Người có ký sinh trùng sốt rét) sang người lành. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt.

    Bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi truyền và có liên quan chặt chẽ đến môi trường. Bệnh thường xảy ra ở các nước đói nghèo, lạc hậu và đây cũng chính là một cản trở đối với phát triển kinh tế.

     Các triệu chứng của bệnh sốt rét:

    Những người mắc sốt rét thường có những cơn sốt điển hình như:

              – Người ớn lạnh, đau mỏi cơ, nhức đầu.

              – Rét run (người bệnh có thể đắp mấy chăn bông nhưng vẫn rét).

              – Sốt nóng ( người bệnh sau đó vã mồ hôi).

    Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.

              + Sốt rét được chia làm 2 loại:

              – Sốt rét thông thường là sốt rét chưa có biến chứng.

              – Sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể tử vong sau 12 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh nhân mắc bệnh sốt rét việc chẩn đoán chính xác và kịp thời vô cùng quan trọng vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và đe doạ tính mạng người bệnh.

    Các biện pháp phòng bệnh sốt rét:

    Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

              – Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

              – Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.

              – Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv…

              – Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.

              – Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.                                                            

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Bệnh kiết lị:

    + Nguyên nhân: Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống → ống tiêu hóa người → ruột → trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác → gây ra các vết lở loét ở niêm mạc ruột → nuốt hồng cầu ở đó rồi tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.

    + Triệu chứng: bệnh nhân bị đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhầy như nước mũi → bệnh kiết lị.

    + Biện pháp phòng chống: ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh môi trường, khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.

    – Bệnh sốt rét:

    + Nguyên nhân: Trùng sốt rét có trong muỗi Anophen truyền vào hồng cầu trong máu người. Chúng sử dụng chất nguyên sinh bên trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới. Chúng phá vỡ hồng cầu để chiu ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới hồng cầu mới.

    + Triệu chứng của bệnh sốt rét: Khi mới mắc bệnh biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa; các triệu chứng tái phát sau mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virut sốt rét.

    + Biện pháp phòng tránh

    Mắc màn khi đi ngủ.

    Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.

    Bình luận

Viết một bình luận