SKU là gì? Mã SKU giúp bạn lưu trữ sản phẩm trong kho hàng tiện lợi. Vậy nên đặt mã SKU như thế nào chính xác và dễ dùng? Để giải đáp rõ từng thắc mắc liên quan mọi người có thể tham khảo thêm vài thông tin sau. mTrend sẽ giới thiệu chi tiết hơn qua bài viết.
1. SKU là gì?
SKU là chữ viết tắt của cụm từ Stock Keeping Unit – đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho. Mọi người sẽ phân loại hàng hóa thông qua màu sắc, mẫu mã, size, chất liệu… Việc phân loại này dựa vào một chuỗi các ký tự khác nhau gồm cả số và chữ được gọi là SKU. Đây là một cách gắn mã hàng hóa giúp bạn dễ nhận biết hàng hóa hơn.
2. Tại sao cần đến SKU?
Ngày nay, để quản lý hàng hóa khoa học và tiện lợi người ta thường sử dụng Internet. Sử dụng mã SKU để phân loại hàng hóa giúp bạn kiểm tra đặc điểm, chức năng của sản phẩm khi quét mã này. Đặc biệt mang lại nhiều tiện ích cho các bộ phận cần kiểm tra hàng hóa trong nội bộ với nhau.
Hay bên cạnh đó, không cần phải quét barcode dựa vào các ký tự SKU bạn vẫn có thể nhận biết hàng hóa. Số lượng mã SKU là không giới hạn, quá đó bạn có thể phân loại hàng hóa thoải mái.
Xem thêm >> Kim ngạch là gì?
3. Hướng dẫn cách đặt mã SKU dễ nhớ
Qua vài thông tin trên mọi người đã hiểu phần nào SKU là gì và có lợi ích gì. Vậy nên đặt mã SKU như thế nào dễ ghi nhớ? Mọi người hãy dựa vào vài điều lưu ý như sau.
Trong một mã SKU nên bao gồm các yếu tố cần có như:
- Tên của nhà sản xuất ra sản phẩm, hoặc tên thương hiệu của sản phẩm. Ví dụ: DAS (Adidas), GC (Gucci), LV (Louis Vuitton)…
- Mô tả về sản phẩm một cách ngắn gọn như về chất liệu, kiểu dáng… Ví dụ: COT (chất liệu cotton), VD (váy dài) VN (váy ngắn)…
- Ngày mua hàng được viết theo 2 chữ số cuối của ngày, tháng, năm cụ thể. Ví dụ: 070820 (mua hàng vào ngày 7 tháng 8 năm 2020).
- Kho lưu trữ, nếu có nhiều kho hàng hãy phân kho theo ký hiệu dựa vào vị trí hoặc tiêu chí khác tùy bạn. Ví dụ: HN (kho ở Hà Nội) K1 (kho hàng 1)…
- Kích cỡ của sản phẩm như size chẳng hạn. Ví dụ: S (size S), M (size M)…
- Màu sắc của sản phẩm, ghi ngắn gọn chữ cái đầu của màu sắc. Ví dụ XA (màu xanh lá cây) XD (màu xanh dương), XM (màu xám), ĐO (màu đỏ) ĐN (màu đen)…
Dựa vào những yếu tố trên mọi người có thể tạo nên mã SKU để phân loại hàng. Vài ví dụ cụ thể cho mọi người dễ hình dung.
- LVDATDC081220SG_22XA
Theo đó:
- LV chính là tên thương hiệu của sản phẩm: Louis Vuitton.
- DA là chất liệu của sản phẩm: da.
- TDC là mô tả sản phẩm: túi đeo chéo.
- 081220 là ngày nhập hàng vào kho: ngày 08/12/2020.
- SG là mã kho nhập hàng: kho ở Sài Gòn.
- 22 là kích thước của sản phẩm: size 22.
- XA là màu sắc của sản phẩm: màu xanh lá cây.
4. Khác nhau giữa UPC và SKU là gì?
SKU và UPC đều là mã dùng để phân loại sản phẩm. Dựa vào đó mọi người có thể biết được đặc điểm, tính chất, chức năng của sản phẩm. Tuy nhiên SKU là mã được dùng để phân loại và kiểm tra hàng hóa trong nội bộ công ty, doanh nghiệp, cửa hàng…
Còn UPC (Universal Product Code) là mã sản phẩm chung. Với mã UPC (UPC – A, UPC – E, các loại khác) bạn có thể biết thêm về thông tin sản phẩm sau khi quét mã. Mỗi sản phẩm chỉ có một mã UPC duy nhất và được công khai trên bao bì sản phẩm. Do đó ai cũng có thể kiểm tra về sản phẩm này.
5. Lời kết
Bài viết đã giải đáp SKU là gì cùng các thông tin liên quan. Mọi người hãy tìm hiểu thêm để biết cách tạo mã SKU phân loại hàng hóa trong kho tốt nhé.