Tìm hiểu về các bước đột phá vào tư duy kinh tế ở trung ương năm 1979, 1985 và 1986

Tìm hiểu về các bước đột phá vào tư duy kinh tế ở trung ương năm 1979, 1985 và 1986

0 bình luận về “Tìm hiểu về các bước đột phá vào tư duy kinh tế ở trung ương năm 1979, 1985 và 1986”

  1. Có thể khái quát một số bước chuyển đổi mới trong tư duy kinh tế đặc trưng ở nước ta trong 30 năm đổi mới (1979 – 1986) như sau:
    – Từ tư duy sản xuất theo mô hình kinh tế hiện vật, phi thị trường sang tư duy sản xuất theo mô hình kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách. Trong đó, tư duy kinh tế về bản chất kinh tế thị trường và những nội hàm của tính định hướng XHCN, được xác định và ngày càng cụ thể hóa trong các kỳ đại hội Đảng, đã thực sự trở thành tư duy lý luận có sức sáng tạo, không chỉ làm sáng rõ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mà còn là sự bổ sung cho kho tàng lý luận về CNXH. 
    – Từ tư duy đơn sở hữu sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Có thể nói, bước chuyển đổi mới tư duy này thực sự là khâu đột phá trong nhận thức lý luận kinh tế, cởi trói tư duy và tạo động lực cho công cuộc đổi mới thực hiện thuận lợi, có hiệu quả.
    – Từ tư duy quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, làm cho con người ỉ lại, thụ động, sang tư duy quản lý theo cơ chế thị trường, đòi hỏi tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của con người. 
    – Từ  tư duy phân phối bình quân, cào bằng, không thừa nhận đến thừa nhận đa dạng hóa hình thức phân phối mà phân phối theo lao động là chủ yếu, gắn với  phân phối theo vốn, tài sản…
    – Từ tư duy không chấp nhận bóc lột, không chấp nhận phân hoá giàu nghèo, sang tư duy chấp nhận bóc lột, chấp nhận phân hoá giàu nghèo ở mức độ nhất định.
    – Từ tư duy đảng viên không làm kinh tế tư nhân sang đảng viên được làm kinh tế tư nhân.
    – Từ tư duy kinh tế “khép kín” sang tư duy mở, chủ động hội nhập quốc tế, chấp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
    – Từ tư duy “Nhà nước làm thay thị trường”, “Nhà nước làm tất cả”, độc quyền sang tư duy nhà nước chủ yếu thực hiện vai trò kiến tạo phát triển, khắc phục các khuyết tật của thị trường, đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp…
    -Từ tư duy Nhà nước đóng vai trò phân bổ các nguồn lực là chủ yếu, sang thị trường đóng vai trò phân bổ các nguồn lực là chủ yếu.
    – Từ tư duy công nghiệp hoá bằng con đường “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, sử dụng vốn của nhà nước sang tư duy công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức và phát triển rút ngắn, sử dụng nguồn vốn xã hội hoá theo cơ chế thị trường.
    – Từ tư duy mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp, sang mô hình kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều sâu với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phát triển nhanh, bền vững gắn với bảo vệ môi trường…

    Bình luận
  2. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất. Ngày 16 tháng 5 năm 1975, Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình, gồm cả tình hình kinh tế. Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và của thị trường tự do ở miền Nam.[1] Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu[2]:

    “ Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức. Nhưng miền Nam bây giờ không thể làm như vậy… Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nào đã… Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phần kinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này… Xưa nay ở miền Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật. Nếu chúng ta đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm. ”

    Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam. Vì thế, Hội nghị cuối cùng quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ.[3]

    Tiếp theo, Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam được tổ chức vào tháng 12 năm 1976. Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước. Nội dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là:

    Thứ nhất, thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Sản xuất lớn có nghĩa là nền kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đài kinh tế-xã hội, các tỉnh được sáp nhập lại còn 29 tỉnh. Còn sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh (trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp – với hợp tác xã cấp cao là nòng cốt). Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cần tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật, và văn hóa tư tưởng. Cách mạng quan hệ sản xuất có nội dung cơ bản là cải tạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành các thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể – gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa.[4]

    Thứ hai, làm chủ tập thể. Đây là một tư tưởng do Lê Duẩn sáng tạo mà rất ít người hiểu, kể cả các nhà triết học.[5]

    Thứ ba, áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung. Đây là mô hình chung ở các nước xã hội chủ nghĩa. Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do Lê Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ. Tại Đại hội IV, đường lối này được thể hiện bằng chủ trương tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980. Theo kế hoạch do Đại hội IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bình quân hàng năm 14-15%, thu nhập quốc dân tăng 13-14%, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8-10%, năng suất lao động xã hội tăng 7,5–8%, lương thực quy thóc đạt ít nhất 21 triệu tấn vào năm 1980, thịt hơi các loại đạt 1 triệu tấn.[6]

    Thứ tư, công nghiệp nặng được lựa chọn làm ngành động lực chính của tăng trưởng và phát triển kinh tế.

    Thứ năm, Nhà nước độc quyền về kinh tế đối ngoại.

    Bình luận

Viết một bình luận