tìm hiểu về lịch sử Khánh Hòa từ 1653-1858 chủ đề tự do: có thể tham khảo các chủ đề bên dưới: 1. về 1 nhân vật lịch sử người Khánh Hòa (vị quan, ngườ

By Autumn

tìm hiểu về lịch sử Khánh Hòa từ 1653-1858
chủ đề tự do: có thể tham khảo các chủ đề bên dưới:
1. về 1 nhân vật lịch sử người Khánh Hòa (vị quan, người đứng đầu,…) pk là ng có công
2. sự hình thành của Khánh Hòa
3. sự kiện lịch sử ở Khánh Hòa
4. di tích lịch sử ở Khánh Hòa

* lm ít nhất pk 2 mặt giấy A4, cho chép mạng nhưng lược ra các ý chính, đừng vt dài dòng khó hiểu. lm ơn giải giúp tui, thứ 2 nộp r ;-;, 60đ nên lm cho có tâm, đúng yêu cầu vào! :vv

0 bình luận về “tìm hiểu về lịch sử Khánh Hòa từ 1653-1858 chủ đề tự do: có thể tham khảo các chủ đề bên dưới: 1. về 1 nhân vật lịch sử người Khánh Hòa (vị quan, ngườ”

  1. I. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA
       Khánh Hòa là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nên từ khoảng 5.000 năm trước đã có con người sinh sống.
       Từ năm 1653, cùng với việc chúa Nguyễn cho lập dinh Thái Khang (Khánh Hòa nay), cư dân từ nhiều vùng trong cả nước về đây lập nghiệp ngày một đông đúc. Đến nay, trên đất Khánh Hòa đã có tới 32 tộc người. Ngoài tộc người Chăm và Raglai được coi là những chủ nhân đầu tiên còn có người Kinh (Việt), Raglai, Hoa, Ê – đê, K’ho, Tày, Nùng…
       Trong quá trình phát triển của lịch sử, các thế hệ cư dân Khánh Hòa đã đoàn kết, chung sức, chung lòng trong lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm để xây dựng quê hương giàu đẹp. Họ đã sáng tạo ra các công trình kiến trúc độc đáo, những di tích lịch sử – văn hóa có giá trị như đình, đền, chùa, tháp, miếu mạo, thành cổ…
       Di tích lịch sử – văn hóa ở Khánh Hòa được hình thành từ quá trình lao động cần cù, sáng tạo kết hợp với trí tuệ của cha ông, là biểu hiện cụ thể về một nền văn hóa truyền thống mang tính bản địa sâu sắc, là chứng cứ quan trọng không chỉ giúp chúng ta hiểu biết về quá trình hình thành, phát triển của quê hương, mà còn là biểu tượng rất đỗi tự hào trên quê hương Khánh Hòa. 
       Theo thống kê của Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh ở Khánh Hòa, đến đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 1.098 di tích và địa chỉ có dấu hiệu di tích, được phân bố đều khắp: thành phố Nha Trang: 227; thị xã Ninh Hòa: 281; huyện Vạn Ninh: 149; huyện Khánh Vĩnh: 20; huyện Diên Khánh: 296; huyện Cam Ranh: 69; huyện Cam Lâm: 49; huyện Khánh Sơn: 07. Trong số các di tích và địa chỉ có dấu hiệu di tích nêu trên đã có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 96 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
       Di tích ở Khánh Hòa có nhiều thể loại: di tích khảo cổ học; di tích lịch sử – cách mạng; di tích kiến trúc – nghệ thuật; di tích thắng cảnh…
       Bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của những di tích lịch sử – văn hóa  là trách nhiệm của mỗi chúng ta. 
            Hãy cho biết nguồn gốc và giá trị của những di tích lịch sử – văn hóa ở Khánh Hòa?
            Hãy nêu tên một di tích lịch sử – văn hóa của địa phương và cho biết di tích đó thuộc thể loại nào?

    II. MỘT SỐ DI TÍCH – DANH THẮNG TIÊU BIỂU
    1. Tháp Po Nagar (còn gọi là Tháp Bà) là ngôi đền nằm trên ngọn đồi Cù Lao
    thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Đây là công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo của dân tộc Chăm anh em, được xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XI. Nó là sự kết nối các truyền thuyết về người Mẹ – nữ thần Po Nagar – người Mẹ xứ sở Chăm và nữ thần Thiên Y Ana – người Mẹ hiển linh của dân tộc Việt ở miền Trung vào những năm cuối thế kỷ XVII. … Khu di tích Tháp Bà trở thành trung tâm thờ Mẫu không chỉ của người dân Khánh Hòa.

    Khu di tích Tháp Bà – Nha Trang

    2. Thành cổ Diên Khánh  nằm trên địa phận thị trấn Diên Khánh, cách trung tâm thành phố Nha Trang hơn 10 km về phía Tây. Thành được Chúa Nguyễn xây dựng từ năm 1793, kiến trúc theo kiểu thành trì quân sự Vauban (Pháp) nhằm tạo một vành đai phòng ngự kiên cố bảo vệ phía Nam. Khu vực Thành cũng chính là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa (1802 – 1945).

    Thành cổ Diên Khánh

    3. Phủ Đường Ninh Hòa thuộc thị xã Ninh Hòa. Đó là một khu nhà được xây dựng vào năm 1820, dưới thời nhà Nguyễn, có lối  kiến trúc cổ của người Việt, gồm một gian hai chái cùng một số phòng phụ.

     Phủ đường Ninh Hòa   Nơi đây đã diễn ra cuộc biểu tình vào ngày 16 – 7 – 1930 của trên 1.000 người dân huyện Tân Định (Ninh Hòa ngày nay), đấu tranh đòi bọn thực dân, phong kiến giảm sưu cao, thuế nặng, ủng hộ phong trào Xô – viết Nghệ Tĩnh. Tại Phủ đường, Tri phủ Đinh Bá Cẩn đã ký vào bản bãi bỏ các sắc thuế. 
       Phủ Đường Ninh Hoà cũng là nơi nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và tổ chức bầu cử Quốc hội Khoá đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (06/01/1946).            
    4.  Đền thờ Trần Quý Cáp – nhà chí sĩ yêu nước của phong trào Duy Tân, được xây dựng vào tháng 8/1970, bên cầu Sông Cạn, thuộc thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Phần đất này còn có tên gọi là Gò Chết chém. Đền thờ Trần Quý Cáp (Diên Khánh)    Đền thờ Trần Quí Cáp có  cấu trúc thấp, nhỏ (diện tích khoảng 12m2), xây theo lối cổ lầu, bốn mái kích thước bằng nhau. Phía trước hai cột có ghi câu đối tỏ lòng kính phục các bậc tiền nhân. Trong điện thờ, ngoài Trần Quí Cáp còn có bài vị thờ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong và Tham tán quân vụ Nguyễn Khanh nên đền thờ còn có tên gọi là Trung Liệt điện. 
    5. Miếu thờ Trịnh Phong được lập từ thập niên 90 của thế kỷ XIX, cạnh cây Dầu Đôi thuộc xã Diên An, huyện Diên Khánh. Sau nhiều lần tôn tạo, trùng tu, nay Miếu đã khang trang, bề thế.
    Mỗi năm, vào ngày Mười sáu tháng Ba (Âm lịch), tại Miếu đã làm lễ cúng trọng thể, nhân dân trong vùng đã đến tham dự rất đông.

    Trả lời

Viết một bình luận