Tìm những cái hay trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

By aihong

Tìm những cái hay trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

0 bình luận về “Tìm những cái hay trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ”

  1. * Mình sẽ nêu từng khổ một:

    – Khổ `1:` Cái hay ở đây là tác giả đã đưa hình ảnh, sắc màu của bức tranh thiên nhiên mùa xuân tới người đọc bằng âm thanh của đất trời. Cụ thể là ” dòng sông, bông hoa, con chim, giọt sương ” qua cách cảm nhận tinh tế của tác giả, hết sức sống động, gần gũi, hài hoà với thiên nhiên.

    – Khổ `2:` Cái hay ở đây tác giả đã đưa mùa xuân của ” chiến sĩ, nông dân ” đó là những chiến tích, mùa vàng bội thu, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước cùng khí thể hăng say, đông vui và tấp nập.

    – Khổ `3:` Cái hay ở đây là tác giả đã biết đặt cái nhìn từ quá khứ vất vả, lầm than, cơ cực để hướng đến hiện tại một cách chân thực rõ ràng, và cũng là bước đà cho tương lai, khẳng định sẽ mãi trường tồn, phát triển hơn nữa giống như các vị tinh tú trên bầu trời. 

    – Khổ `4:` Cái hay ở đây là tác giả mong ước, nguyện vọng hoá thân thành những vật nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa, góp phần làm lên mùa xuân đất nước, rồi cùng hoà ca vào bản âm hưởng du dưa đầy háo hức của xã hội đang phát triển.

    – Khổ `5:` Cái hay ở đây là tác giả đã nói đến tuổi tác, dù là thanh xuân tươi đẹp hay là khi đã xế chiều thì vẫn luôn luôn cống hết mình, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.

    – Khổ `6:` Cái hay ở đây là thi sĩ muốn hát vang lời ca chiến thắng, ngợi ca đất huế, ta càng hiểu tâm trạng và khát khao của nhà thơ, có cái gì như tiếc nuối, kín đáo, tinh tế khi những điều khát khao ấy mãi mãi như một khúc Nam ai, Nam bình theo về phía bên kia cuộc đời. Nó trở thành một khúc ca xuân xúc động mãi trong lòng người đọc

    Trả lời
  2. Trước tiên, nhà thơ bộc lộ cảm xúc của mình trước mùa xuân của thiên nhiên. Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác họa nhưng rất đặc sắc:

    “Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi con chim chiền chiện
    Hót chi mà vang trời
    Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng”.

    Ngay ở dòng đầu tiên, với phép đảo trật tự ngữ pháp, động từ “mọc” được đặt trước hình ảnh “dòng sông xanh” và “hoa tím biếc”, tác giả đã gợi được cái sức sống trỗi dậy, vươn mình của vạn vật trước mùa xuân. Những câu thơ mở ra không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế. Bức tranh thiên nhiên còn rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong ánh sáng xuân lan tỏa khắp bầu trời như động thanh: “từng giọt long lanh rơi”. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên: “ơi, hót chi…, mà…”. Đặc biệt, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón nhận vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.

    “Từng giọt long lanh rơi
    Tôi đưa tay tôi hứng”.

    Cụm từ “giọt long lanh” có thể hiểu câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những giọt ngọc. Cùng với đó, “giọt long lanh” có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hòa vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục.

    Nếu như ở khổ thơ thứ nhất, ta bắt gặp một bức tranh thiên nhiên đầy xuân sắc xuân tình, thì ở khổ thứ hai, ta không khỏi xao xuyến trước bức tranh lao động tươi vui, phấn khởi của con người:

    “Mùa xuân người cầm súng
    Lộc giắt đầy trên lưng
    Mùa xuân người ra đồng
    Lộc trải dài nương mạ
    Tất cả như hối hả
    Tất cả như xôn xao”

    Hình ảnh lộc xuân theo người cầm súng, tràn theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời. Những người chiến sĩ, người nông dân đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. Hình ảnh “người cầm súng” khiến chúng ta liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” trong “lộc giắt đầy trên lưng” làm cho người ta liên tưởng đến người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía trước tiêu diệt quân thù. Đất nước có được mùa xuân tươi đẹp chẳng phải nhờ các chiến sĩ dũng cảm đó sao? Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương hiện lên thật bình dị: “người ra đồng”. Khác với từ “lộc” xuất hiện trước đó, từ “lộc” trong “lộc trải dài nương mạ” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang ý nghĩa chung, nó là sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận