Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

By Josephine

Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

0 bình luận về “Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

  1.                                                        “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

                                                           Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

    – Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “uống ánh trăng tan” khiến ánh trăng thêm phẩn huy hoàng, ánh trăng giống như dòng ánh sáng tuôn xuống rừng đêm kì ảo vậy.Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi “uống ánh trăng tan”. Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘

    -Và câu hỏi tu từ :”Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?” Cho ta thấy được đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi “uống ánh trăng tan”. Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ.Nhưng huy hoàng đến đâu cũng là quá khứ. Để rồi nó nhớ lại và khao khát mong muốn sự tự do đã qua

    Trả lời
  2. “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối 

    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”.

    Hai câu thơ trên thuộc bài thơ “Nhớ rừng ” của tác giả Thế Lữ. Trong hai câu thơ trên tác giả cũng đã vô cùng tinh tế và khéo léo khi sử dụng thành công câu hỏi tu từ “nào đâu….suối”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua cụm từ “uống ánh trăng..”. Hai phép tu từ trên đã khiến cho câu thơ cũng như toàn bài thơ hay hơn, hấp dẫn hơn và tăng sức biểu cảm, giá trị nghệ thuật. Không chỉ thế ở đây câu hỏi tu từ còn làm nổi bật lên sự nuối tiếc, lưu luyến, xuyến xao của con hổ trước những cảnh đẹp núi rừng mà bây giờ nó không bao giờ được thấy nữa. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã làm cho người đọc cảm nhận rõ được sự huy hoàng, sáng chói và đẹp lung linh, thơ mộng của ánh trăng ngày rằm. Như vậy Thế Lữ đã thể hiện được đúng phong cách thơ và sự tài tình, khéo léo từ ngòi bút của mình vào trong hai câu thơ trên. 

    Trả lời

Viết một bình luận