Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
a) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
b) Những cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
Viết thành đoạn văn, viết đừng dài quá ạ, 3h05 em phải nộp rồi
Trả lời:
a)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là biện pháp tu từ so sánh ở chỗ “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là làm nổi bật được âm thanh êm ái, nhẹ nhàng, trầm bổng tự như tiếng hát. Đồng thời thể hiện được sự nên thơ và kỳ ảo của thiên nhiên hoang dã. Khiến ta cảm nhận được thái độ của tác giả: trân trọng, ngợi ca và yêu thích âm thanh của tự nhiên. Mong muốn mọi người, nhất là những đứa trẻ có thể rời xa mọi khói bụi nhà máy, rời xa công nghệ hiện đại mà lại gần thiên nhiên, lắng nghe âm thanh trong trẻo ấy, cũng mong rằng chúng ta có thể bảo vệ cho thiên nhiên tươi đẹp, trồng cây gây rừng và phủ xanh đồi trọc… Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, giàu âm thanh, giàu sức gợi cảm và lôi cuốn người đọc người nghe.
b)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là biện pháp tu từ nhân hóa ở chỗ “Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”; “Những cánh bướm rập rờn trôi trước gió”. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa là làm nổi bật sự thanh nhàn, chậm rãi của những chú trâu, sự xinh đẹp của những cánh bướm. “Nhân hóa” giúp cho hình ảnh của những con vật, đồ vật vô tri chở nên gần gũi và sinh động với người đọc, người nghe. Khiến chúng hiện lên như một con người thực thụ, biết suy nghĩ, biết hành động,… Tạo nên cách diễn đạt trôi chảy, hấp dẫn, và gần gũi với đọc giả, thính giả.
a. Trong hai câu thơ, Bác đã sử dụng rất thành công hình ảnh so sánh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” cùng điệp ngữ “lồng”. Nhờ đó mà câu thơ thêm hay hơn, sinh động và cũng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. HÌnh ảnh so sánh, điệp ngữ còn có tác dụng gợi tả vẻ đẹp trong trẻo, gắn kết của thiên nhiên nơi núi rừng. Đồng thời, qua đó bạn đọc cũng hiểu được sự tinh tế, sự say mê của thi nhân trước vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc.
b. Trong hai câu thơ, tác giả sử dụng thành công hình ảnh nhân hóa “cánh bướm rập rờn, đàn bò thong thả” và liệt kê những cánh bướm, những trâu bò. Lời thơ vì thế trở nên hay hơn, sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe. Đó cũng là cách thi nhấn nhấn mạnh vẻ đẹp trong trẻo của miền quê thanh bình thông qua hình ảnh bình dị, mộc mạc. Đồng thời ,trong lời thơ là lời gửi gắm tình yêu, gửi sự trân trọng dành cho vẻ đẹp đồng quê.