tinh cam cua nhan vat danh cho hai cay phong va lang que nhu the nao qua van ban Hai cay phong , em hay trinh bay cam nhan cua minh ?
tinh cam cua nhan vat danh cho hai cay phong va lang que nhu the nao qua van ban Hai cay phong , em hay trinh bay cam nhan cua minh ?
Hai cây phong là đoạn trích rút ra từ truyện ngắn Người thầy đầu tiên của nhà văn Ai-ma-tốp. Đoạn trích miêu tả chi tiết và sinh động hình ảnh hai cây phong lực lưỡng đứng trên đồi cao vi vút gió. Nó cũng là kỉ niệm, là dấu vết lưu giữ tình cảm quê hương sâu đậm của nhân vật tôi. Từ điểm nhìn trên ngọn cao hai cây phong, toàn bộ quan cảnh vùng thảo nguyên Ca-dắc-tan cũng được cảm nhận trong tình cảm mến yêu vô bờ. Vẻ đẹp hai cây phong là nội dung chính của đoạn trích này.
Bên cạnh ngòi bút đậm chất hội họa, dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” về hình ảnh thiên nhiên với bao sự kì diệu trong sự khám phá vẻ đẹp của nó đã đưa người đọc về miền kí ức xa xăm và rất đỗi tươi đẹp của tuổi thơ nơi làng quê yêu dấu. Điều đó đã tạo nên chất trữ tình xuyên suốt toàn bộ đoạn trích Hai cây phong, làm cho kí ức của nhân vật “tôi” trở nên đằm ngọt và êm đềm…
Bối cảnh của truyện là làng Ku-ku-rêu nằm ở ven chân núi, trên một cao nguyên tươi đẹp. Toàn bộ đoạn trích, nhân vật “tôi” không đi theo lối kể lại một sự việc, một biến cố nào đó mà là dòng tâm sự và dòng kí ức êm trong những khoảnh khắc về làng quê, về hình ảnh hai cây phong thân thuộc.
Hình ảnh hai cây phong được nhân vật “tôi” giới thiệu qua cách nói giàu hình ảnh:… “Chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”. Với nhân vật “tôi” và làng Ku-ku-rêu, hai cây phong trở nên gắn bó tự bao giờ. Để mỗi khi đi xa trở về làng, hình ảnh luôn là điểm đến đầu tiên của tâm hồn với bao nhớ nhung, yêu thương và gần gũi.
Khi xa, hình ảnh thân thương ấy để lại trong tâm hồn nhân vật “tôi” “nỗi buồn da diết”. Sự mong ngóng trở về để gặp lại với sự háo hức, nóng lòng: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?”. Đặc biệt, trong cảm nhận của nhân vật “tôi”, sự nhận biết về hai cây phong được bắt đầu từ khi mình nhận thức được mình. Mỗi khi đứng dưới gốc cây phong, tâm hồn giàu chất thơ của nhân vật “tôi” như hòa điệu với tiếng reo của lá phong, như cảm nhận được lời thì thầm và ý nghĩ của cây: “Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”.
Không phải là cách quan sát thiên nhiên thông thường, nhân vật “tôi” cảm nhận hai cây phong ở nhiều cung bậc và phát hiện ra những điều kỳ diệu về chúng: “Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn – chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu”. Những tín hiệu phát ra từ hai cây phong nếu bằng sự cảm nhận thông thường, có lẽ rất khó để thấy và đoán biết đó là tiếng nói riêng, là tâm hồn riêng của loài cây. Đó là sự khơi dòng cho cảm xúc mang tính khám phá chiều sâu bên trong hết sức bí ẩn và tươi đẹp của hai cây phong.
Từ sự lắng nghe những chuyển động của cành lá, “không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau”, nhân vật “tôi” đã chuyển hóa thành sự tưởng tượng vô cùng phong phú trong những so sánh, ví von độc đáo: “Có khi tưởng chừng một làn song thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình,…”
Hai cây phong trước phong ba bão táp vẫn ngời lên sức mạnh của sự chóng chọi, đứng vững trên đồi cao. “Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm tấm thân dẻo dai và reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Trường liên tưởng từ cây lá sang sóng thủy triều, đóm lửa, tiếng thở dài đó là sự cảm nhận cây phong có chiều sâu, ở nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật “tôi”, đã biến hình ảnh thiên nhiên thành một sinh thể có tâm hồn, có sức mạnh nội lực đang tỏa ra mãnh liệt tự bên trong.
Đó là sự khám phá cây phong bằng linh cảm, bằng sự tưởng tượng phong phú ẩn sâu trong từng cánh cây, kẽ lá, từ thớ vỏ và như thấm sâu vào từng thớ gỗ. Phải thực sự gắn bó với làng quê, với cảnh vật thân thuộc đến thế nào mới có sự hòa quyện tâm hồn và những cảm xúc vô cùng tinh tế với hai cây phong như thế.
Hình ảnh hai cây phong đã đưa nhân vật “tôi” trở về miền kí ức xa xăm mà vô cùng tươi đẹp. Hình ảnh ấy luôn có sức sống kì diệu trong tâm hồn con người để rồi khi xa làng, cây phong luôn nhắc nhở nhân vật “tôi” về nơi ấy, nơi những đứa trẻ quê ngày nào để lại tuổi thơ dưới tán lá xanh thăm thẳm của hai cây phong như “một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”
Khơi dòng cảm xúc từ hai cây phong, dòng tâm tư của nhân vật “tôi” bỗng trở nên ấm áp đến lạ thường khi thức dậy những kí ức tuổi thơ êm đềm. Đó là những lần “reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi…”. Đó là thú vui trèo lên hai cây phong “cứ leo lên cao nữa, cao nữa…” để bắt tổ chim. Đó là sự vỡ òa đầy thích thú trong cảm nhận của đôi mắt tò mò khám phá khi trèo lên ngọn cây phong cao vút: “bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”.
Mỗi lúc ngồi lặng thinh, vô tư lự trên cành cây phong cũng là lúc cả thế giới tươi đẹp như ùa vào tâm hồn nhân vật “tôi” và những đứa trẻ, đó là “nơi thăm biêng biếc của thảo nguyên…”, là “những dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc mỏng manh”.
Và ở đó, tâm hồn những đứa trẻ có bao liên tưởng đầy thú vị từ cây phong “lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rủ ẩn sâu chân trời thẳm biêng biếc kia”. Tiếng của cây lá như reo lên trong tâm hồn nhân vật “tôi” và những đứa trẻ nơi làng quê ngày đó, nhen lên trong chúng sự tưởng tượng về những miền đất xa thẳm. Phải chăng, đó là những ước mơ còn như mới khơi lên mà chưa rõ hình thù về ngày mai. Chúng sẽ tạm biệt làng quê nhỏ bé để đến với những chân trời rộng lớn.
Từ miền kí ức lấp lánh trong tâm hồn nhân vật “tôi”. Một hình ảnh rất đổi ấm áp, thiêng liêng được gợi lên theo dòng tâm tư. Hình ảnh ấy được dấy lên qua hàng loạt câu hỏi mà thuở ấy bản thân không nghĩ đến: “ai là người đã trồng hai cây phong trên này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất…?”. Những câu hỏi ấy cứ xoáy sâu vào miền kí ức xa thẳm để rồi, trong dòng tâm tư, nhân vật tôi trở về với hình ảnh thầy Đuy- sen kính yêu, người đã mang hai cây phong về trồng ở làng, gieo ước mơ cho nơi đấy.
Chất thơ trong đoạn trích Hai cây phong không chỉ được thể hiện ở phương diện nội dung mà còn in đậm trong phương diện hình thức của truyện. Cốt truyện không hề có những biến cố, những xung đột, ít nhân vật, chủ yếu là nhân vật “tôi”. Tình tiết và diễn biến nhẹ nhàng mà thấm thía. Giọng điệu mềm mại, chậm rãi, ngân dài khiến cho dòng kí ức của nhân vật “tôi” êm đềm, đầm ngọt, gợi lên bao điều thiêng liêng trở thành “gia tài” trong hành trình chinh phục ước mơ cảu nhân vật “tôi”.
Truyện sử dụng phép so sánh kết hợp với nhân hóa độc đáo: “như những ngọn hải đăng đặt trên núi”; “như một làn sóng thủy triều…”; như một tiếng thì thầm tha thiết”, “như một đóm lửa vô hình”; “như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”… làm cho hình ảnh hai cây phong trở nên sinh động, như một sinh thể có hồn, có tính cách.
Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế mà gợi cảm. Từ hình ảnh cây liên tưởng đến thủy triều, lửa đã gợi lên sức sống mãnh liệt của hai cây phong. Trong truyện, tác giả sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm: “mênh mông, ào ào, rì rào, thì thầm, vù vù, rừng rực, khe khẽ, mỏng manh, rộn ràng, thảng thốt, xào xạc”… có tác dụng gợi lên sức sinh sôi của hai cây phong. Trong mỗi đoạn, việc sử dụng những câu văn dài, trong sáng như ngân dài cảm xúc, nhấn mạnh mức độ cảm nhận từng hình ảnh, chi tiết, khiến cho sự cảm nhận về hai cây phong vừa gần gũi, vừa tinh tế, sâu lắng.
Có thể nói, nhờ chất thơ đậm đà trong từng câu, từng chữ, đoạn trích Hai cây phong nói riêng và truyện ngắn Người thầy đầu tiên nói chung đã có sức truyền cảm lớn trong lòng người đọc, tạo nên sự đồng cảm với nhân vật “tôi”, như được hòa mình vào miền ký ức nơi tuổi thơ, về những hình ảnh thiêng liêng: hai cây phong – người thầy – làng quê. Đọc truyện, độc giả luôn cảm thấy nhẹ nhõm, thêm yêu cuộc sống. Chính vì vậy, chất thơ trong truyện đã có sự lắng đọng và lan tỏa trong lòng người đọc.
Người họa sĩ- tác giả đã miêu tả cảnh sắc làng Ku- ku- rêu và vẻ đẹp của hai cây phong sau nhiều năm đi xa trở về bằng tất cả tình yêu thương cuả mình. Những tiếng “làng Ku- ku- rêu chúng tôi”, “phía dưới làng tôi”, “phía trên làng tôi” cất lên thật đầm ấm và thương mến. Khung cảnh của làng quê được tác giả cảm nhận đầy hoang sơ và thơ mộng. Ông say mê cũng trước thiên nhiên cũng như niềm tự hào của người con đối với mảnh đất quê hương. Nhớ làng Ku-ku-rêu cũng chính là nhớ vè hai câ phong nằm trên đồi cao. Hai cây phong được so sánh với “những ngọn hải đăng đặt trên núi”- một hình ảnh đầy ý nghĩa. Nếu như ngọn hải dăng dừng trên biển soi đường những con tàu thì hai cây phong đã chỉ đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về. Hai cây phong đã trở thành biểu tượng của cả làng. Không chỉ vậy tình cảm của tác giả dành cho hai cây phong khi nó cũng là một người bạn gắn liền với tuổi thơ của biết bao là đứa trẻ. Tài hoa của tác giả được bộc lộ rõ nét qua ciệc sử dụng các hình ảnh nhân hó và so sánh để diễn tả vẻ đẹp của hai cây phong. Điều đó cũng chứng minh cho tình yêu của người họa sĩ vơi shai cây phong và làng mình.