Tính chất hóa học của S , H2SO4 , Cl2 , HCl , H2S

By Natalia

Tính chất hóa học của S , H2SO4 , Cl2 , HCl , H2S

0 bình luận về “Tính chất hóa học của S , H2SO4 , Cl2 , HCl , H2S”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    +Tính chất hóa học của S là

                Tác dụng với hiđro:

                              H2 + S → H2S (350oC)

        – Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).

                        2Al+3SAl2S3

    +H2SO4

    a, Axit sunfuric loãng

    Axit sunfuric là một axit mạnh, hóa chất này có đầy đủ các tính chất hóa học chung của axit như:

    • Axit sunfuric H2SO4 làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ. 
    • Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sunfat.

                        Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

    • Tác dụng với oxit bazo tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước .

                        FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

    • Axit sunfuric tác dụng với bazo tạo thành muối mới và nước.

                        H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

    • H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới (trong đó kim loại vẫn giữ nguyên hóa trị) và axit mới.

                        Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

    b, Axit sunfuric đặc

    Axit sunfuric đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:

    • Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.

                            Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

    • Tác dụng với phi kim tạo thành oxit phi kim + H2O + SO2.

                            C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (nhiệt độ)

    • Tác dụng với các chất khử khác.

                            2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

    • H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với phương trình hóa học như sau.

                           C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

    +Cl2

    Tác dụng với kim loại 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

    Tác dụng với hidro  H2 + Cl2 → 2HCl (ánh sáng) 

    Tác dụng với nước H2O + Cl2 ↔ HCl + HClO

    Tác dụng với dung dịch muối của các halogen yếu hơn Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

    Tác dụng với các hợp chất có tính khử  2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

    + HCl 

    . Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

    .HCl tác dụng với kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí hidro Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

     .HCl tác dụng với oxit kim loại tạo thành muối và nước 6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O

    .HCl tác dụng bazơ dung dịch hoặc bazơ rắn tạo thành muối và nước

    3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O

    .HCl tác dụng muối tạo thành muối và axit mới

    *Điều kiện: tạo kết tủa, khí bay lên hoặc axit mới yếu hơn

    K2CO­3 + 2HCl → 2KCl + H2O + CO2

    .Ngoài tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H2 , HCl còn đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, …

     6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

     +H2S

    Dung dịch H2S có tính axit yếu (yếu hơn axit cacbonic)

    a) Hidro sunfua tác dụng với kim loại mạnh

    2Na + H2S → Na2S + H2

    – Hidro sunfua tác dụng với oxit kim loại (ít gặp).

    b) Hidro sunfua tác dụng với dung dịch bazơ (có thể tạo thành 2 loại muối hiđrosunfua và sunfua)

    H2S + NaOH → NaHS + H2O

    H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

    c) Hidro sunfua tác dụng với dung dịch muối tạo muối không tan trong axit:

    H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4­

    – H2S có tính khử mạnh (vì S trong H2S có mức oxi hóa thấp nhất – 2).

    d) Hidro sunfua tác dụng với oxi

    2H2S + O2 → 2H2O + 2S (thiếu oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp)

    2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2 (dư oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao)

    e) Hidro sunfua tác dụng với các chất oxi hóa khác

    H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

    H2S + 8HNO3 đặc → H2SO4 + 8NO2 + 4H2O

    H2S + H2SO4 đặc → S + SO2 + 2H2O

     

    Trả lời

Viết một bình luận