tình hình xã hội nước mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ 20

tình hình xã hội nước mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ 20

0 bình luận về “tình hình xã hội nước mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ 20”

  1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

    Trong những năm 1923 – 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69% ; năm 1928. vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới vé các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép… về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới

    Để đạt được sự phát triển đó, giai cấp tư sản Mĩ đã dùng mọi biện pháp nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền. tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

    Tuy vậy, nhân dân lao động Mĩ không được hưởng những thành tựu đó. Do bị bóc lột, thất nnghiệp, do những bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của nước Mĩ. Tháng 5 – 1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.

    Bình luận
  2. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

    – Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép… và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới.

    – Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

    – Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 – 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.

    Bình luận

Viết một bình luận