tình hình kinh tế đàng ngoài và đàng trong ntn? vì sao nông nghiệp đàng ngoài không phát triển nông nghiệp đàng trong phát triển?
tình hình kinh tế đàng ngoài và đàng trong ntn? vì sao nông nghiệp đàng ngoài không phát triển nông nghiệp đàng trong phát triển?
kinh tế đàng trong :
– Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng => những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt.
-Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, đúc súng…..
– Đàng ngoài :
+ việc thủy lợi, triều đình Lê-Trịnh quan tâm. Song không mấy hiệu quả như đàng trong
vì sao nông nghiệp đàng ngoài không phát triển nông nghiệp đàng trong phát triển ?
Vì
– Đàng ngoài chiến tranh nên ko quá quan tâm đến nông ng
-ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán.
– Quan lại tham ô hoành hành.
– hạn hán , lũ lụt
Ngược lại đàng trong đk tự nhiên thuận lợi, chúa Nguyễn chăm lo khai hoang , tích cực trồng trọt
*Tình hình kinh tế Đàng trong:
– Nông nghiệp: Từ đầu thế kỷ 17, Nam Bộ còn là vùng đất hoang vu. Từ khi khai phá vùng này, các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ.
– Thủ công nghiệp: các chúa Nguyễn ở Đàng Trong xây dựng các công xưởng, quan xưởng theo truyền thống từ thời nhà Lý. Các công xưởng, quan xưởng này nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động công nghiệp, xây dựng và tiêu dùng của chính quyền. Làm việc tại công xưởng là những thợ giỏi, khéo được huy động từ các địa phương theo chế độ thời gian dài, ngắn khác nhau.
*Nông nghiệp đàng ngoài không phát triển còn nông nghiệp đàng trong phát triển vì:
– Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê – Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.
– Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, tha tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao.