Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược) có nét gì nổi bật? Tình hình đó đặt Việt Nam đứng trước những thử thách gì? Trướ

By Ximena

Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược) có nét gì nổi bật? Tình hình đó đặt Việt Nam đứng trước những thử thách gì? Trước những thử thách đó, triều đình nhà Nguyễn đã đối diện như thế nào? Liên hệ với tình hình Nhật Bản lúc bấy giờ

0 bình luận về “Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược) có nét gì nổi bật? Tình hình đó đặt Việt Nam đứng trước những thử thách gì? Trướ”

  1. Chính trị :

    – Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

    – Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

    – Quân sự: lạc hậu.

    – Đối ngoại: có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.

    Kinh tế:

    -Nông nghiệp: sa sút.

    + Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.

    + Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.

    + Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

    -Công nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

    Xã hội

    – Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.

    – Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.

    Những thử thách Việt Nam phải đứng trước: 

    Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

    – Kinh tế:

         + Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.

         + Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng”.

    – Quân sự: lạc hậu.

    – Đối ngoại: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nút khối đoàn kết dân tộc.

    – Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …

    Triều đình nhà Nguyễn đã :
    Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

    Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

    -Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long – niên hiệu của Nguyễn Ánh).

    -Các năm 1831 – 1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.

    -Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh, đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình và các địa phương.

    -Về quan hệ ngoại giao,các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận