Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ 2 có điểm gì đáng chú ý

Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ 2 có điểm gì đáng chú ý

0 bình luận về “Tình hình Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ 2 có điểm gì đáng chú ý”

  1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình thế giới có nhiều thay đổi phức tạp. Nhật đánh vào Đông Dương với âm mưu hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Pháp tuy có sự suy yếu rõ rệt nhưng vẫn dùng mọi thủ đoạn ra sức bóc lột chèn ép nhân dân ta. Chúng tăng các khoản thuế rượu, thuế muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến 1945 lên gấp 3 lần.

    Trong khi đó Nhật dùng thủ đoạn tàn ác là thu mua lương thực với giá rẻ mạt, cưỡng ép. Điều này, khiến cho khan hiếm thóc gạo và hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói.

     Như vậy,trong  chiến tranh thế giới thứ hai nhân dân ta phải sống trong cảnh một cổ đôi tròng,bị chèn ép đến tận cùng vô cùng điêu đứng.

    Đáp án đây nhé

    Bình luận
  2. – Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức chiếm được Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng.

    – Chính sách của Pháp ở Đông Dương thay đổi: ra sức vơ vét sức người, sức của dốc vào chiến tranh.

    – Cuối tháng 9-1940, Nhật nhảy vào Đông Dương xâm lược nước ta, Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để cai trị nhân dân ta.

    – Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

    – Năm 1945, quân phát xít thất bại trên hầu khắp các mặt trận. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lợi dụng cơ hội đó quần chúng nhân dân sôi sục cách mạng, sẵn sàng Tổng khởi nghĩa.

    * Tình hình kinh tế

    – Chính sách của Pháp:

    + Pháp ban hành chính sách kinh tế chỉ huy, vơ vét của cải, nhân lực của nước ta phục vụ cho mục đích chiến tranh.

    + Tăng các loại thuế: thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,…

    – Chính sách của Nhật:

    + Quân Nhật cướp đất của nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thầu dầu phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

    + Thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.

    ⟹ Sự câu kết thống trị của Nhật – Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 – đầu năm 1945, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Nhật – Pháp trở nên sâu sắc.

     

    Bình luận

Viết một bình luận