Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác so với giai đoạn 1936-1939 ?

By Rose

Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác so với giai đoạn 1936-1939 ?

0 bình luận về “Tình hình Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì khác so với giai đoạn 1936-1939 ?”

  1. * Giai đoạn 1936-1939:

    – Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động sâu sắc không những đến đời sống các giai cấp và tầng lóp nhân dân lao động, mà còn đến cả những nhà tư sản, địa chủ hạng vừa và nhỏ. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.

    – Tình hình trên đây làm cho các giai cấp và tầng lớp tuy có quyền lợi khác nhau, nhưng đều căm thù thực dân, tư bản độc quyền Pháp và đều có nguyện vọng chung trước mắt là đấu tranh đòi được quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Trong lúc này, hệ thống tổ chức của Đảnd và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục. Mặt khác, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp ban hành một số chính sách dân chủ có lợi cho các thuộc địa. Đây là những yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển mới của phong trào cách mạng nước ta.

    * Chiến tranh thế giới thứ hai:

    – Tháng 9-1940, sau khi Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng : thừa nhận cho Nhật có quyền sử dụng tất cả các sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự ; cam kết hợp tác với chúng về mọi mặt… cùng nhau đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương…
    – Pháp và Nhật đã thực hiện nhiều thủ đoạn để thống trị, vơ vét bóc lột kinh tế đối với nhân dân Đông Dương.
    – Sự câu kết thống trị của Nhật – Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 – đầu năm 1945, làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết. Các tầng lớp nhân dân bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với đế quốc, phát xít Nhật – Pháp trở nên sâu sắc.
    – Như vậy, đến lúc này Việt Nam đã biến thành thuộc địa của Nhật – Pháp, không còn là thuộc địa độc chiếm của Pháp như trước. Nhật cũng đã dần biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng, biến chính quyền thực dân Pháp thành công cụ để vơ vét của cải và đàn áp cách mạng rồi tìm cách lật đổ Pháp.

    * XIN: vote + cảm ơn.

    Trả lời

Viết một bình luận