0 bình luận về “tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp”
– Đấu tranh giai cấp, hay còn gọi là mâu thuẫn giai cấp, là sự căng thẳng hoặc đối kháng tồn tại trong xã hội do cạnh tranh về lợi ích kinh tế xã hội và mong muốn giữa người dân của các tầng lớp khác nhau.
– Đấu tranh giai cấp mang tính tất yếu trong xã hội có giai cấp vì: Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, tư tưởng và tinh thần. Bởi sự hình thành giai cấp cũng là sự hình thành các lợi ích khác nhau. Lợi ích giai cấp không phải do ý thức giai cấp quy định mà do địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp ấy tạo nên một cách khách quan. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố chế độ kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đấu tranh giai cấp.
– Nguyên nhân sâu xa dẫn tới đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã lỗi thời. Theo C. Mác, đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội chỉ có thể nổ ra trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển tới mức mâu thuẫn không thể giải quyết với quan hệ sản xuất đã lỗi thời trong lòng xã hội cũ. C.Mác gọi đây là “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến; mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở lại một cuộc đấu tranh để giành những cái cần thiết, thế là người ta lại không tránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện trước đây”
– Đấu tranh giai cấp, hay còn gọi là mâu thuẫn giai cấp, là sự căng thẳng hoặc đối kháng tồn tại trong xã hội do cạnh tranh về lợi ích kinh tế xã hội và mong muốn giữa người dân của các tầng lớp khác nhau.
– Đấu tranh giai cấp mang tính tất yếu trong xã hội có giai cấp vì: Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, tư tưởng và tinh thần. Bởi sự hình thành giai cấp cũng là sự hình thành các lợi ích khác nhau. Lợi ích giai cấp không phải do ý thức giai cấp quy định mà do địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp ấy tạo nên một cách khách quan. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố chế độ kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đấu tranh giai cấp.
– Nguyên nhân sâu xa dẫn tới đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã lỗi thời. Theo C. Mác, đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội chỉ có thể nổ ra trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển tới mức mâu thuẫn không thể giải quyết với quan hệ sản xuất đã lỗi thời trong lòng xã hội cũ. C.Mác gọi đây là “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến; mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở lại một cuộc đấu tranh để giành những cái cần thiết, thế là người ta lại không tránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện trước đây”