“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín
đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên
truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều
được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Đoạn văn sử dụng
phương thức biểu đạt chính nào?
2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần
nào?
3. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?
4. Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành
phần gì trong câu sau:
“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày.”
5. Từ nội dung cơ bản của đoạn văn, hãy viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu
trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của nhân dân ta hiện nay

0 bình luận về ““Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín”

  1. 1. – Trích từ vn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

    – Tác giả: Hồ Chí Minh

    – PTBĐ chính: nghị luận

    2. – Có 3 câu rút gọn:

    + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

    + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.

    Các câu này được rút gọn bộ phận chủ ngữ.

    3. Câu văn sử dụng phép liệt kê: 

    + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

    + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

    + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

    4. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy /đều được đưa ra trưng bày.

                                                                                      C                                    V

    5. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã nhắc đến tình cảm thiêng liêng và cao quý trong mỗi người, đó chính là lòng yêu nước. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Trách nhiệm của chúng ta là cần tuyên truyền rộng rãi để tinh thần ấy được lan tỏa đến tất cả mọi người, đến những người cùng chung tiếng gọi thiêng liêng “đồng bào”. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước. Còn đối với chúng ta, là một học sinh, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường,  chúng ta cần phải học thật tốt, làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, tuân thủ nội quy nhà trường. 

    *chúc bạn học tốt!*

    Bình luận

Viết một bình luận