Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
1. Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng kiểu lập luận gì ?
2. Có bao nhiêu câu rút gọn trong đoạn văn trên ?
3. Trong câu ” Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mn đều được thực hành vào công cuộc yêu nc , công vc kháng chiến” tác giả sử dụng phép tu từ gì ?
4. Câu văn: ” Bổn phận của chúng ta là làm cho nhx của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” là câu mở rộng thành phần nào ? ” Bạn nào xong trc mik ch trlhn nha :)) ”
1) Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng kiểu lập luận: diễn dịch
2) Có 3 câu rút gọn trong đoạn văn trên.
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
-> Rút gọn thành phần là chủ ngữ
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
-> Rút gọn thành phần là chủ ngữ
+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.
-> Rút gọn thành phần là chủ ngữ
3) Trong câu ” Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến”
+ tác giả sử dụng phép tu từ: liệt kê (giải thích, tuyên truyền, tổ chức , lãnh đạo)
4) Câu văn: “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”
+ là câu mở rộng thành phần vị ngữ.