Toàn trắc nghiệm nhé! Câu 1: Dãy oxit nào sau đây đều là oxit bazơ? A. SO2 ; SO3; CO2 ; P2O5 B. SO2 ; SO3; CO2 ; H2CO3 C C. Na2O ; CaO ;

By Charlie

Toàn trắc nghiệm nhé!
Câu 1: Dãy oxit nào sau đây đều là oxit bazơ?

A. SO2 ; SO3; CO2 ; P2O5
B. SO2 ; SO3; CO2 ; H2CO3
C C. Na2O ; CaO ; MgO ; Al2O3
D D. KOH ; SO3 ; NO ; NO2.

Câu 2: Những dãy chất nào đều là oxit axit?
A. NO2 ; SO3 ; N2O5; C. NO2 ; SO2 ; P2O5
B. Na2O ; CaO; Al2O3 D. CO2 ; NO ; SO2; CO
Câu 3: Cho các phản ứng sau đây
a. SO2 + H2O → H2SO3 b. CaCO3 → CaO + CO2
c. 2Fe(OH)3 → Fe¬2O3 + 3H2O d. NaOH + HCl → NaCl + H2O
e. Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 f. 2AgNO3 → 2Ag + O2 + 2NO2
g. 2SO2 + O2 → 2SO3 h. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Dãy gồm các phản ứng hóa hợp là:
A. c,d,e B. a,g,h C. b,c,f d. f, g,h
Dãy gồm các phản ứng phân hủy là:
A. c,d,e B. a,g,h C. b,c,f d. f, g,h
Câu 4: Cho các chất sau:
1. FeO 2. KClO3 3. KMnO4
4. CaCO¬3 5. Không khí 6. H2O
4.1. Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 5, 6 C. 2, 3 D. 2, 3, 5
4.2. Vì lí do nào mà người ta sử dụng các chất đó để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
A. Dễ kiếm, rẻ tiền B. Giàu oxi và dễ phân huỷ
C. Phù hợp với thiết bị hiện đại D. Không độc hại
Câu 5: Các phương pháp thu khí oxi và tư thế bình thu là:

A. Đẩy nước và bình để đứng
B. Đẩy không khí và bình để úp ngược
C B. Đẩy nước và bình để úp ngược
D D. Đẩy không khí và bình để đứng

Câu 6: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi tan trong nước B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hoá lỏng D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 7: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi nhẹ hơn không khí B. Khí oxi nặng hơn không khí
C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí D. Khí oxi ít tan trong nước
Câu 8: Hiện tượng khi sử dụng tàn đóm để thử khí oxi là:

A. Que đóm tắt
B. Que đóm bùng cháy
C C. Không có hiện tượng
D D. Que đóm cháy từ từ rồi tắt hẳn
Câu 9: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt B. Sự cháy của than, củi, bếp ga
C. Sự quang hợp của cây xanh D. Sự hô hấp của động vật
Câu 10: Oxit nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. CO2 B. CO C. SO¬2 D. SnO2
Câu 11: Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?
A. Không khí là một nguyên tố hoá học
B. Không khí là một đơn chất
C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ
D. Không khí là hỗn hợp gồm nhiều khí trong đó khí oxi và khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn
Câu 12: Sự oxi hoá chậm là:
A.Sự oxi hoá mà không toả nhiệt B. Sự oxi hoá mà không phát sáng
C. Sự oxi hoá toả nhiệt mà không phát sáng D. Sự oxi hóa không kèm tỏa nhiệt, phát sáng
Câu 13: Cho 16,8 gam sắt tác dụng với oxi tao thành sắt từ oxit. Lượng sắt từ oxit sinh ra là:
A. 23,2gam B. 69,6gam C. 46,4 gam D. 11,6 gam
Câu 14: Đốt cháy 3,1g photpho trong bình chứa 5g oxi.sau phản có chất nào còn dư?
A. Oxi B. Photpho
C. Hai chất vừa hết D. Không xác định được
Câu 15: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là:
A. Thiếc penta oxit B. Thiếc oxit
C. Thiếc (II) oxit D. Thiếc (IV) oxit
Câu 16: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4, 48lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất :
A. KClO3 B. KMnO4 C. KNO¬3 D. H2O( điện phân)
Câu 17: Trong oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 70% về khối lượng là:
A. Cr2O3 B. Al2O3 C. As2O3 D. Fe2O3
Câu 18: Một loại oxit sắt trong đó cứ 14 phần sắt thì có 6 phần oxi( về khối lượng). Công thức của oxit sắt là:
A. FeO B. Fe¬2O¬3 C. Fe3O4 D. Không xác định
Câu 19: Đốt chấy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2( đktc). Thể tích khi SO2 thu được là:
A. 4,48lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 3,36 lít
Câu 20: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là:
A. 33,6 lít B. 3,36 lít C. 11,2 lít D.1,12 lít




Viết một bình luận