Tôi học ở trường gần hết mùa đông, rồi mùa hè mẹ tôi mất và ông tôi lập tức cho tôi đi “ở với người đời” – vao học việc xưởng vẽ. Tuy tôi đã đọc được mấy cuốn sách hay, nhưng tôi vẫn không ham đọc sách lắm, vả chăng cũng không có thời giờ. Nhưng chẳng bao lâu, sự ham thích đó xuất hiện và lập tức trở thành một khổ hình dịu ngọt của tôi – điều đó tôi đã kể tỉ mỉ trong cuối ở với người đời của tôi. Tôi biết đọc một cách có ý thức năm tôi 14 tuổi. Trong những năm ấy, tôi đã không chỉ say mê tình tiết của sách – tức là sự phát triển của ít nhiều lí thú của những biến cố được đưa ra – mà tôi bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo.
a. Tìm các từ vựng thuộc trường từ vựng “sách” trong văn bản trên.
b. Nêu chủ đề của văn bản trên. Thử đặt một mục tiêu đề cho văn bản.
c. Văn bản trên gợi cho ta nhớ đến tác phẩm nào ở chương trình ngữ văn 8. Căn cứ vào đâu để em có sự liên hệ như vậy.
@Meo_
a/
Các từ thuộc trường từ vựng ” sách ” là:
– Cuốn sách, đọc sách, tình tiết, miêu tả, nhân vật, tính cách, tác giả.
b/
Chủ đề của văn bản là:
– Sự cảm nhận đơn giản đến phức tạp về một quyển sách và nội dung của nó biểu thị.
Mục tiêu đề:
– Cảm nhận sách
c/
Văn bản trên gợi cho ta nhớ đến tác phẩm ở chương trình Ngữ văn lớp 8 là:
– Bàn luận về phép học
Căn cứ vào:
– Nội dung và sự tương đương về cách cảm nhận sách cũng như phương pháp học. Nó đều giống nhau là ” đọc đi với hiểu ” và ” học đi với hành ”, chúng phải được cân bằng để cái mục đích việc làm chúng ta có ý nghĩa và hiệu quả.