Tóm tắt các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê(981), thời Lý(1075 – 1077), quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), khởi nghĩa Lam Sơn (1418 –

Tóm tắt các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê(981), thời Lý(1075 – 1077), quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) theo bảng kiến thức:
Cuộc kháng chiến và khởi nghĩa Thời gian Tóm tắt diễn biến Kết quả – Ý nghĩa Nghệ thuật quân sự
Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
Kháng chiến thời Lý
Ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên
Khởi nghĩa Lam Sơn
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ

0 bình luận về “Tóm tắt các cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê(981), thời Lý(1075 – 1077), quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), khởi nghĩa Lam Sơn (1418 –”

  1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077):

    I – Giai đoạn thứ nhất (1075)

    1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta:

    * Tình hình nhà Tống:

    – Tình hình nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất . Ngân khố cạn kiệt, tài chính khốn đốn, nhân dân thì đói khổ.

    – Bên ngoài 2 nước Liêu – Hạ quấy nhiễu

    * Giải quyết khó khăn:

    – Nhà Tống tiến hành chiến tranh để xâm lược Đại Việt

    * Âm mưu:

    Nhà Tống xúi dục Cham-Pa đánh từ phía nam lên, phía bắc thì ngăn cản việc buôn bán đi lại của nhân dân 2 nước, dụ dỗ các tù trưởng người Việt

    2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ:

    – Nhà Lý chủ động đối phó với nhà Tống, cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy quân đội

    – Tuyển chọn binh lính, sẵn sàng chiến đấu

    – Phong chức tước cho các tù trưởng, đối phó với quân Tống ở phía Bắc, tiến đánh Cham-Pa

    * Diễn biến:

    – Tháng 10/1075 : Lý Thường Kiệt cùng với Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy 10 vạn quân đánh vào đất Tống

    – Quân bộ đánh vào Châu Ung

    – Quân thúy đánh vào Châu Khâm và Châu Liêm

    – Tiến đánh thành Ung Châu

    *Kết quả:

    Sau 42 ngày đêm chiến đấu ta đã hạ được thành Ung Châu . Ta nhanh chóng rút quân về nước, xây dựng phòng tuyến chuẩn bị lực lượng kháng chiến

    *Ý nghĩa:

    Làm chậm bước tiến của nhà Tống, đẩy chúng vào thế hoang mang, bị động

    II – Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)

    1. Kháng chiến bùng nổ:

    *Chuẩn bị cuộc kháng chiến:

    – Lý Thường Kiệt cho ráo riết chuẩn bị bố phong và mai phục quân Tống, ở những vị trí chiến lược quan trọng

    – Thuỷ binh đóng ở Đông Kênh do Lý Kế Nguyên chỉ huy

    – Bộ binh do Lý Thương Kiệt chỉ huy, được bố trí ở dòng sông Như Nguyệt

    *Diễn biến:

    – Vào cuối năm 1076 quân Tống gồm: 10 vạn binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn quân phu tiến vào nước ta

    – Tháng 1/1077: Quân Tống đã vượt cửa ải Nam Quan

    – Lý Thường Kiệt cho đánh nhiều trận nhỏ, làm cho quân địch phải đóng tại bờ Bắc sông Như Nguyệt

    – Quân thuỷ do Lý Kế Nguyên chỉ huy, đã liên tiếp đánh 10 trận nhỏ => ngăn chặn bước tiến của quân thuỷ.

    1. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:

    *Diến biến:

    – Quân Tống bắc cầu phao, đóng bè lớn, ào ạt tiến qua sông, đánh vào phòng tuyến của ta

    – Ta mở cuộc tấn công lớn, đẩy chúng về phía bờ Bắc

    – Cuối mùa xuân năm 1077: Lý thường Kiệt bất ngờ mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch

    *Kết quả:

    Quân Tống thua to, rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng

    Lý Thường Kiệt quyết định giảng hoà, cho quân Tống rút về nước

    *Nguyên nhân thắng lợi:

    – Nhờ có tinh thần đoàn kết, toàn dân

    – Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt

    *Ý nghĩa lịch sử:

    – Là chiến thắng tuyệt vời, trong lịch sử trống quân xâm lược của quân và dân Đại Việt

    – Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta

    – Củng cố nền độc lập của dân tộc

    ————————————–

    Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XII):

    I – Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

    1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:

    Năm 1257: quân Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào Nam Tống, để chiếm toàn bộ Trung Quốc . Cử Ngột Lương Hợp Thai, chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt . Thực hiện kế hoạch “gọng kìm” tiêu diệt Nam

    Tống.

    2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chông quân Mông Cổ:

    a) Chuẩn bị kháng chiến:

    – Nhà Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí

    – Dân binh luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu

    b) Diễn biến:

    – Tháng1/1258: Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân, tiến vào xâm lược Đại Việt

    – Quân giặc theo đường sông Thao tiến vào Bạch Hạc, rồi tiến xuống Bình Lệ Nguyên thì bị quân ta chặn đánh ở đây

    – Vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng

    – Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”

    – Tạm rút lui khỏi kinh thành Thăng Long, xuống Thiên Mạc

    – Khi thời cơ đã đến, quân đội nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu

    c) Kết quả:

    – Quân Mông Cổ thua trận, rời khỏi Thăng Long

    – Kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi

    d) Nguyên nhân thắng lợi:

    – Nhờ có những cách thông minh, sáng tạo

    – Sự lãnh đạo tài tình, mưu trí của vua Trần và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

    e) Ý nghĩa:

    – Làm thất bại âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ

    II – Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)

    1. Âm mưu xâm lược Cham-Pa và Đại Việt của nhà Nguyên:

    – Năm 1279: Quân Mông Cổ xâm lược Trung Quốc lập lên nhà Nguyên, mở cuộc tấn công Cham-Pa và Đại Việt

    – Năm 1283: 10 vạn quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công Cham-Pa nhưng bị thất bại

    2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:

    *Diễn biến:

    – Mở hội nghị Bình Than: bàn kế đánh giặc

    – Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy cuộc kháng chiến

    – Mở hội nghị Diên Hồng

    – Quân đội: Ngày đêm luyện tập và tập trận ở Đông Bộ Đầu, nhân dân đoàn kết 1 lòng, sẵn sàng chiến đấu

    3. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến:

    *Diễn biến:

    – Tháng 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy xâm lược nước ta. Sau 1 số trận chiến đấu chặn giặc ở biên giới, Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về Vạn Kiếp.

    – Nhân dân Thăng Long thực hiện kế sách vườn không nhà trống

    – Tháng 5/1285: Ta phản công dành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Tiến vào giải phóng Thăng Long

    *Kết quả:

    – Ta đã đánh tan 50 vạn quân dành thắng lợi vẻ vang

    III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

    1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt:

    *Nguyên nhân:

    – Do 2 lần thất bại

    – Đình chỉ xâm lược Nhật Bản

    – Huy động 30 vạn quân, hàng trăm chiến thuyền và 1 đoàn thuyền lương

    *Diễn biến:

    – Cuối tháng 12/1287: Quân Nguyên ồ ạt tấn công vào nước ta

    – Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy theo đường tiến theo đường Lạng Sơn vào nước ta

    – Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển vào sông Bạch Đằng, ta rút khỏi Vạn Kiếp chặn giặc kéo vào Thăng Long. Ô Mã Nhi kéo đến Vạn Kiếp

    2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ:

    – Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

    – Cho quân đánh ra từ nhiều phía

    *Kết quả:

    – Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị ta chiếm

    *Ý nghĩa:

    – Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân, dân ta

    3. Chiến thắng Bạch Đằng:

    – Cuối tháng 1/1288: Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân Thăng Long thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” làm cho quân giặc lâm vào tình thế nguy khốn, tuyệt vọng, phải rút quân về nước

    -Vua Trần quyết định mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng

    *Diễn biến:

    – Tháng 4/1288: Đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút về nước theo sông Bạch Đằng, ta nhử chúng vào trận địa mai phục khi nước dâng cao

    – Khi nước thuỷ triều xuống, ta đánh ra bất ngờ

    *Kết quả:

    Nhiều tên giặc bị giết, Ô Mã Nhi bị bắt sống

    Quân bộ bị ta tập kích ở Lạng Sơn, ít tên còn sống sót

    *Ý nghĩa:

    – Đập tan mộng xâm lược, kết thúc thắng lợi vẻ vang

    tom-tat-cac-cuoc-khang-chien-chong-tong-thoi-tien-le-981-thoi-ly-1075-1077-quan-am-luoc-mong-ngu

    Bình luận

Viết một bình luận