tóm tắt câu chuyện bánh chưng bánh giầy và con rồng cháu tiên( đừng dài quá ngắn thôi , tốt nhất nửa trang 1 bài ạ ) mk m.ơn trc

tóm tắt câu chuyện bánh chưng bánh giầy và con rồng cháu tiên( đừng dài quá ngắn thôi , tốt nhất nửa trang 1 bài ạ ) mk m.ơn trc

0 bình luận về “tóm tắt câu chuyện bánh chưng bánh giầy và con rồng cháu tiên( đừng dài quá ngắn thôi , tốt nhất nửa trang 1 bài ạ ) mk m.ơn trc”

  1. Bánh chưng, bánh giày

    Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

    Con rồng cháu tiên

    Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

    Bình luận
  2. `-` Bánh chưng bánh giầy:

    Lúc vua hùng về già muốn truyền ngôi, nhưng vua có những 20 người con không biết chọn ai vừa có tài vừa có chí để nối ngôi ko nhất thiết phải là con trưởng. Nhân lễ tiên vương ai làm vừa ý vua sẽ truyền ngôi cho. Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu thật ngon, còn Lang Liêu  buồn rầu vì trong nhàchỉ có gạo với khoai, không biết lấy đâu ra những món ngon như các lang khác. Một đêm lang liêu nằm mơ thấy thần về báo mộng, chàng bèn lấy nếp làm bánh, đậu xanh và thịt lợn làm nhân, Lang Liêu dùng nhg nguyên liệu đó làm ra hai thứ bánh, một loại hình trong một lại hình vuông dâng lên vua cha. Vua đi một loạt rồi dừng lại chông bánh của Lang Lêu, vua ăn thấy ngon thể hiện đc sâu sắc của hai thứ banh ấy dâng lên trời, đất và lễ tiên vương. Vua đặt tên cho bánh hình tròn là bánh giầy còn bánh hình vuông là banh chưng và chuyền ngôi cho Lang Liêu.

    `-` Con rồng cháu tiên:

    Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

    Bình luận

Viết một bình luận