– Tóm tắt phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX: xu hướng bạo động của Phan Bội Châu; xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh. – Phân tích nguyên

By Maria

– Tóm tắt phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX: xu hướng bạo động của Phan Bội Châu; xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
– Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.

0 bình luận về “– Tóm tắt phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX: xu hướng bạo động của Phan Bội Châu; xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh. – Phân tích nguyên”

  1.  -Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

    a) Chủ trương: 

    – Phan Bội Châu cho rằng: “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ông kiên trì dùng bạo lực giành độc lập.

    – Ông cũng quan niệm, Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn), lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905).

    b) Hoạt động:

    – Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân ở Quảng Nam.

    + Mục đích: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến.

    + Hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa gần 200 học sinh sang Nhật học.

    + Tháng 8/1908, Nhật bắt tay với Pháp trục xuất tất cả lưu học sinh Việt Nam và Phan Bội Châu. Phong trào tan rã.

    – Nguyên nhân thất bại: do các thế lực đế quốc (Nhật – Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.

    – Tháng 6/1912, Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang phục hội:

    + Tôn chỉ: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

    + Hội tổ chức ám sát những tên thực dân đầu sỏ, tấn công các đồn binh Pháp ở Vân Nam,…

    + Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong buổi đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, khuấy động được dư luận trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn ít trong khi lực lượng hao tổn khá lớn, nhiều người bị bắt và bị giết.

    – Ngày 24/12/1913: Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.

    – Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, rồi bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.

    c) Bài học rút ra từ phong trào

    – Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa vào đế quốc đánh đế quốc được).

    – Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.


    -xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.

    a) Chủ trương:

    – Đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

    Mục b

    b) Hoạt động:

    – Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:

    + Về kinh tế: Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”,…

    + Về giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học…

    Về văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến,…

    => Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908).

    – Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.

    – Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.

    => Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

    => Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa – xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.

     

    Trả lời

Viết một bình luận