tóm tắt tiểu sự đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh
0 bình luận về “tóm tắt tiểu sự đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh”
Ngày 8.2.1941, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5.1941, hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 họp và ra những nghị quyết cực kỳ quan trọng trong đó có chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Đúng lúc ấy, ngày 15.5.1941, Đảng ta đã ra chỉ thị cho Đoàn thành lập đội Thiếu niên Tiền Phong và Hội Nhi đồng cứu vong và tổ chức thí điểm ngay tại Pác Bó (Cao Bằng). Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với công tác thiếu niên và nhi đồng ở nước ta, vì thế ngày 15.5.1941 được coi là ngày chính thức thành lập Đội. Hoạt động của đội thời kỳ này nhằm vào mục đích “Dự bị vào giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập” (điều lệ Hội Nhi đồng cứu vong). Các em trong đội được tổ chức học quốc ngữ, học hát những bài ca cách mạng. Các em còn tham gia bảo vệ cán bộ cách mạng, làm liên lạc cho các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.. Kim Đồng, tấm gương tiêu biểu cho thế hệ thiếu niên thời kỳ đấu cách mạng đã anh dũng hy sinh ngay bên con suối Lênin, gần hang Pác Bó của Bác Hồ, bảo vệ cán bộ thoát khỏi vòng vây của kẻ thù trong hoàn cảnh hiểm nghèo.
Sau cách mạng tháng Tám, Hội Nhi đồng cứu vong được đổi tên thành Hội Nhi đồng cứu quốc. Tháng 3.1951, Hội đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám. Trong giai đoạn này các em đã tham gia công tác Trần Quốc Toản, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn. Tiêu biểu cho thế hệ chống Pháp là Lê Văn Tám (Sài Gòn) với danh hiệu bất tử Em bé đuốc sống, Dương Văn (Hà Nội) tự tay bắn chết 3 tên Pháp và hy sinh anh dũng tại trận phục kích địch ở trận Xấu Giá (Sơn Tây), và Vừ A Dính (Lai Châu)… Các đơn vị nổi tiếng như: Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội Thiếu niên du kích thành Huế, Đội Thiếu niên du kích Đồng Tháp Mười…
Hòa bình lập lại, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai (tháng 11.1956), Đội Thiếu nhi tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền Phong cho cả hai lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Ngày 19.3.1961, Ban Bí thư trung ương Đảng lại giao cho Trung ương Đoàn tổ chức riêng lứa tuổi nhi đồng vào Đội Nhi đồng tháng Tám.
Vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đội, ngày 15.5.1961, Bác Hồ ra lời dặn 5 điều tiếng mở đầu phong trào thi đua học tập, làm kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thiếu niên hai miền Nam Bắc đã biểu lộ tinh thần yêu nước nồng nàn cùng cha anh đánh giặc. Truyền thống anh hùng của Kim Đồng, Lê Văn Tám được tiếp tục phát huy với tên tuổi của Đoàn Văn Luyện, Kơ-pa-kơ-lơng… (miền Nam), của Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Đỗ Hùng (miền Bắc). Các em đã góp phần xứng đáng vào công việc sản xuất, bảo vệ trị an, nêu lên nhiều tấm gương học tốt và tham gia tích cực công tác Trần Quốc Toản. Thiếu niên Việt Nam đã làm tròn trách nhiệm Đảng giao.
Ngày 8.2.1941, Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5.1941, hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 họp và ra những nghị quyết cực kỳ quan trọng trong đó có chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Đúng lúc ấy, ngày 15.5.1941, Đảng ta đã ra chỉ thị cho Đoàn thành lập đội Thiếu niên Tiền Phong và Hội Nhi đồng cứu vong và tổ chức thí điểm ngay tại Pác Bó (Cao Bằng). Sự kiện này có ý nghĩa lịch sử đối với công tác thiếu niên và nhi đồng ở nước ta, vì thế ngày 15.5.1941 được coi là ngày chính thức thành lập Đội. Hoạt động của đội thời kỳ này nhằm vào mục đích “Dự bị vào giúp đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập” (điều lệ Hội Nhi đồng cứu vong). Các em trong đội được tổ chức học quốc ngữ, học hát những bài ca cách mạng. Các em còn tham gia bảo vệ cán bộ cách mạng, làm liên lạc cho các đội Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.. Kim Đồng, tấm gương tiêu biểu cho thế hệ thiếu niên thời kỳ đấu cách mạng đã anh dũng hy sinh ngay bên con suối Lênin, gần hang Pác Bó của Bác Hồ, bảo vệ cán bộ thoát khỏi vòng vây của kẻ thù trong hoàn cảnh hiểm nghèo.
Sau cách mạng tháng Tám, Hội Nhi đồng cứu vong được đổi tên thành Hội Nhi đồng cứu quốc. Tháng 3.1951, Hội đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám. Trong giai đoạn này các em đã tham gia công tác Trần Quốc Toản, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn. Tiêu biểu cho thế hệ chống Pháp là Lê Văn Tám (Sài Gòn) với danh hiệu bất tử Em bé đuốc sống, Dương Văn (Hà Nội) tự tay bắn chết 3 tên Pháp và hy sinh anh dũng tại trận phục kích địch ở trận Xấu Giá (Sơn Tây), và Vừ A Dính (Lai Châu)… Các đơn vị nổi tiếng như: Đội Thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội Thiếu niên du kích thành Huế, Đội Thiếu niên du kích Đồng Tháp Mười…
Hòa bình lập lại, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai (tháng 11.1956), Đội Thiếu nhi tháng Tám được đổi tên thành Đội Thiếu niên Tiền Phong cho cả hai lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Ngày 19.3.1961, Ban Bí thư trung ương Đảng lại giao cho Trung ương Đoàn tổ chức riêng lứa tuổi nhi đồng vào Đội Nhi đồng tháng Tám.
Vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Đội, ngày 15.5.1961, Bác Hồ ra lời dặn 5 điều tiếng mở đầu phong trào thi đua học tập, làm kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, thiếu niên hai miền Nam Bắc đã biểu lộ tinh thần yêu nước nồng nàn cùng cha anh đánh giặc. Truyền thống anh hùng của Kim Đồng, Lê Văn Tám được tiếp tục phát huy với tên tuổi của Đoàn Văn Luyện, Kơ-pa-kơ-lơng… (miền Nam), của Nguyễn Bá Ngọc, Nguyễn Đỗ Hùng (miền Bắc). Các em đã góp phần xứng đáng vào công việc sản xuất, bảo vệ trị an, nêu lên nhiều tấm gương học tốt và tham gia tích cực công tác Trần Quốc Toản. Thiếu niên Việt Nam đã làm tròn trách nhiệm Đảng giao.