Tóm tắt văn bản sử thi ma-ha-bha-ra-ta (ngắn gọn )
0 bình luận về “Tóm tắt văn bản sử thi ma-ha-bha-ra-ta (ngắn gọn )”
Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kêy-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kêy-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn đật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vướng dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần Lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.
Ra-ma-ya-na gồm 24000 câu thơ đôi (slô-ka) chia thành sáu khúc ca lớn. Câu chuyện tóm tắt như sau:
Xưa kia ở vương quốc Kô-sa-la có ông vua già yếu tên là Ha-xa-ra-tha, có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Con cả Ra-ma-ya-na hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ Ka-kê-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta. con của Ka-kê-i.
Ra-ma đem vợ là nàng Xi-ta cùng em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật, tôi luyện võ nghệ. Quỷ vương Ra-ya-na ở đảo Lan-ka lập mưu cướp nàng Xi-ta đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự.
Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn, tìm cách cứu nàng. Cuối cùng được sự giúp đỡ của tướng khỉ Ha-nu-man, anh em Ra-ma đã tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na và cứu được nàng Xi-ta.
Sau chiến thắng vẻ vang đó. Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta, nổi cơn ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Ra-ma tin ở lỏng chung thủy của mình, Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu. Thần Lửa (A-nhi) biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy, Ra-ma vô cùng sung sướng, dang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh đón chào nồng nhiệt của dân chúng.
Về nội dung ý nghĩa, Ra-ma-ya-na là bức tranh hiện thực mang tính hoành tráng của xã hội Ấn Độ cổ đại, phản ánh ba ý nghĩa: (1) Ca ngợi chiến công và đạo đức của anh hùng Ra-ma – con người thiện, nhân vật lí tưởng của đẳng cấp Kơ-xa-try-a (đẳng cấp vương công quý tộc, võ sĩ). (2) Ca ngợi phẩm hạnh chung thuỷ, kiên trinh, bất khuất của Xi-ta – người phụ nữ kiểu mẫu của Ấn Độ cổ đại, (3) Phản ánh sự phát triển đất nước Ấn Độ từ bắc xuống nam thông qua cuộc hành trình của Ra-ma tiến đánh đảo Lan-ca tiêu diệt quỷ vương Ka-va-na.
Nội dung sử thi Ra-ma-ya-na được tác giả Van-mi-ki ghi lại bằng thơ slô-ka. Tuy hình thức thay đổi nhưng nội dung vẫn toát được những đặc điểm: (1) Lối kể chuyện lôi cuốn, gợi cảm, nhiều tình tiết, nhiều tình huống li kì, xúc động, (2) Nhân vật trong tác phẩm đều xuất thân từ thần thánh như Ra-ma, Xi-ta, nhưng nhân vật là loài vật như khi Ha-nu-man, quỷ Ra-va-na đều được hình tượng hóa và mang đầy đủ tính người rất sinh động và chân thực.
Thông thường nhân vật trong sử thi phải được thể hiện bằng hành động, nhưng Van- mi-ki lại chú trọng miêu tả nội tâm nhân vật. Đó là nét khác biệt của sử thi Ấn Độ. Điều này phản ánh rõ tư duy hướng nội, tư duy tâm linh của người Ấn.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên cũng là nét đặc sắc trong Ra-ma-ya-na. Thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, đặc biệt là rừng núi, sông hồ. Rừng núi là trường học rèn luyện thử thách các trang thanh thiếu niên về võ nghệ, về cuộc sống khổ hạnh. Hàng năm nhân những ngày lễ lớn, người Ấn Độ thường có tục lệ hành hương đến núi Hi-ma-la-ya. sông Hằng để cầu nguyện, rưa sạch tội lỗi. Thiên nhiên chính là “thánh đường” để con người giãi tỏa nỗi đau khổ, cứu rỗi linh hồn. Van-mi-ki đã miêu tả một cách sâu sắc về mối quan hệ giữa nhân vật và cảnh vật thiên nhiên trong Ra-ma-ya-na.
Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, nơi có quan hệ lâu đời với Ấn Độ về văn hóa. Các nước mượn câu chuyện Ra-ma-ya-na để sáng tác những tác phẩm mang màu sắc độc đáo của dân tộc mình. Riêng người Ấn Độ xem Ra-ma-ya-na như Kinh Thánh và tin rằng: Chừng nào sóng chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi.
Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kêy-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kêy-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn đật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vướng dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần Lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.
Ra-ma-ya-na gồm 24000 câu thơ đôi (slô-ka) chia thành sáu khúc ca lớn. Câu chuyện tóm tắt như sau:
Xưa kia ở vương quốc Kô-sa-la có ông vua già yếu tên là Ha-xa-ra-tha, có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Con cả Ra-ma-ya-na hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ Ka-kê-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta. con của Ka-kê-i.
Ra-ma đem vợ là nàng Xi-ta cùng em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật, tôi luyện võ nghệ. Quỷ vương Ra-ya-na ở đảo Lan-ka lập mưu cướp nàng Xi-ta đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự.
Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn, tìm cách cứu nàng. Cuối cùng được sự giúp đỡ của tướng khỉ Ha-nu-man, anh em Ra-ma đã tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na và cứu được nàng Xi-ta.
Sau chiến thắng vẻ vang đó. Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta, nổi cơn ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Ra-ma tin ở lỏng chung thủy của mình, Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu. Thần Lửa (A-nhi) biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy, Ra-ma vô cùng sung sướng, dang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh đón chào nồng nhiệt của dân chúng.
Về nội dung ý nghĩa, Ra-ma-ya-na là bức tranh hiện thực mang tính hoành tráng của xã hội Ấn Độ cổ đại, phản ánh ba ý nghĩa: (1) Ca ngợi chiến công và đạo đức của anh hùng Ra-ma – con người thiện, nhân vật lí tưởng của đẳng cấp Kơ-xa-try-a (đẳng cấp vương công quý tộc, võ sĩ). (2) Ca ngợi phẩm hạnh chung thuỷ, kiên trinh, bất khuất của Xi-ta – người phụ nữ kiểu mẫu của Ấn Độ cổ đại, (3) Phản ánh sự phát triển đất nước Ấn Độ từ bắc xuống nam thông qua cuộc hành trình của Ra-ma tiến đánh đảo Lan-ca tiêu diệt quỷ vương Ka-va-na.
Nội dung sử thi Ra-ma-ya-na được tác giả Van-mi-ki ghi lại bằng thơ slô-ka. Tuy hình thức thay đổi nhưng nội dung vẫn toát được những đặc điểm: (1) Lối kể chuyện lôi cuốn, gợi cảm, nhiều tình tiết, nhiều tình huống li kì, xúc động, (2) Nhân vật trong tác phẩm đều xuất thân từ thần thánh như Ra-ma, Xi-ta, nhưng nhân vật là loài vật như khi Ha-nu-man, quỷ Ra-va-na đều được hình tượng hóa và mang đầy đủ tính người rất sinh động và chân thực.
Thông thường nhân vật trong sử thi phải được thể hiện bằng hành động, nhưng Van- mi-ki lại chú trọng miêu tả nội tâm nhân vật. Đó là nét khác biệt của sử thi Ấn Độ. Điều này phản ánh rõ tư duy hướng nội, tư duy tâm linh của người Ấn.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên cũng là nét đặc sắc trong Ra-ma-ya-na. Thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, đặc biệt là rừng núi, sông hồ. Rừng núi là trường học rèn luyện thử thách các trang thanh thiếu niên về võ nghệ, về cuộc sống khổ hạnh. Hàng năm nhân những ngày lễ lớn, người Ấn Độ thường có tục lệ hành hương đến núi Hi-ma-la-ya. sông Hằng để cầu nguyện, rưa sạch tội lỗi. Thiên nhiên chính là “thánh đường” để con người giãi tỏa nỗi đau khổ, cứu rỗi linh hồn. Van-mi-ki đã miêu tả một cách sâu sắc về mối quan hệ giữa nhân vật và cảnh vật thiên nhiên trong Ra-ma-ya-na.
Ra-ma-ya-na có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, đặc biệt ở vùng Đông Nam Á, nơi có quan hệ lâu đời với Ấn Độ về văn hóa. Các nước mượn câu chuyện Ra-ma-ya-na để sáng tác những tác phẩm mang màu sắc độc đáo của dân tộc mình. Riêng người Ấn Độ xem Ra-ma-ya-na như Kinh Thánh và tin rằng: Chừng nào sóng chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say mê lòng người và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi.