trả lời câu hỏi
đoạn trích : “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”
câu 1 : phân tích hiệu quả diện đạt của 1 biện pháp tu từ trong đoạn trích ( gạch đầu dòng nhé, ko viết thành văn
câu 2 : viết đoạn văn 5 – 7 câu về vấn đề đc đề cập ở đoạn trích
câu 1 :
Liệt kê : vật vã, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc
`=>` Tác dụng :
– Khắc họa chi tiết, chân thật, cụ thể cái chết của lão Hạc
– Sự đau khổ, vật vã cho tới lúc chết của lão
– Thể hiện niềm đồng cảm, thương xót của ông giáo với lão Hạc
câu 2 :
Đoạn trích đã gợi cho chúng ta về một hiện tượng trong xã hội xưa và nay : “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”, câu nói của ông giáo thấm thía triết lí. Chưa hẳn đã đáng buồn hay lại vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo nghĩa khác, tưởng như có mâu thuẫn nhưng không. Cái đáng buồn đầu tiên chính là sự hoài nghi, hiểu lầm của ông giáo với lão Hạc, khi nghe tin lão Hạc xin bả chó của Binh Tư để bắt chó thì ông giáo đã lầm tưởng rằng một con người lương thiện như lão Hạc mà cũng có ngày vì đồng tiền mà đánh mất lòng nhân đạo như thế ư? Nhưng khi biết được chân tướng sự việc, ông giáo đã cảm thấy “đời chưa hẳn đã đáng buồn”, “hay vẫn đáng buồn” bởi ông giáo biết lão Hạc đã xin bả chó để kết liễu cuộc đời mình, một con người thà chết vinh còn hơn sống nhục, trót lừa một con chó mà áy náy lương tâm tự trừng phạt bản thân bằng cái chết quằn quại đau đớn, quả là đáng buồn ! Sự đáng buồn ấy còn là tình yêu thương con vô bờ bến của lão Hạc nhưng đáng tiếc rằng cậu con trai lại không nhân ra điều ấy, để cho lão bơ vơ cô đơn cho đến tận lúc chết, cuộc đời lão chẳng được yên ổn ngày nào, lão luôn sống vì người khác – một nét đẹp tâm hồn hiếm thấy trong xã hội xưa. Có thể nói, vấn đề mà đoạn trích đề cập hay cũng chính là tính triết lí trong câu nói của ông giáo mang tới cho chúng ta nhiều cách nhìn, một ý nghĩa trong đời sống loài người.
2. cuộc đời buồn tủi,tội nghiepj của lão hạc, cuộc đòi đẵ quá bát cóng với những người tốt họ vẫn giữ đc
bản chất hiền lành, thương yêu của mình