Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu: “ …Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm

Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1. (2 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu:
“ …Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”…”
(Ngữ văn 6, Tập một)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
2. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
A. Xâm phạm;
B. Nước ta;
C. Đứa bé;
D. Đi khắp.
3. Đoạn trích thuộc truyện dân gian:
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
4. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng về câu nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây.”?
A. Lời nói vụng về của một đứa trẻ;
B. Lời nói bình thường của một đứa trẻ;
C. Lời nói cộc lốc, thiếu lễ phép;
D. Lời nói đòi đánh giặc chứa đựng yếu tố thần kì.
Câu 2: (1 điểm ) Hãy cho biết từ “xuân ” trong câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của từ “xuân ’’ trong các câu đó.
Mùa xuân (1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)
(Hồ Chí Minh)
II. Tự luận. (7,0 điểm).
Kể về một người bạn thân của em.

0 bình luận về “Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. (2 điểm) Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu: “ …Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm”

  1. I. Trắc nghiệm

    Câu 1:          1.B           2.A            3.A               4.D

    Câu 2:

    – Từ xuân trong câu ”Mùa xuân là tết trồng cây” là nghĩa gốc.

    – Từ xuân trong câu ”Làm cho đất nước ngày càng xuân” là nghĩa chuyển.

    – Từ xuân trong câu ”Mùa xuân là tết trồng cây” có nghĩa là: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm.

    – Từ xuân trong câu ”Làm cho đất nước ngày càng xuân” có nghĩa là:  thuộc về tuổi trẻ, coi là tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

    II. Tự luận

    Trong cuộc đời mỗi con người ngoài tình cảm gia đình chắc hẳn cũng rất đẹp khi có một tình bạn thật sự. Và tôi cũng có một tình bạn rất đẹp với Hoa – người bạn thân của tôi – người mà tôi rất mực quý mến.

    Có sẽ chẳng bao giờ tôi quên được Hoa cùng với biết bao kỉ niệm đẹp. Tôi vốn là một đứa trầm tính nhất lớp, gia đình tôi lại chẳng khá giả gì khi bố mẹ đều làm nghề nông. Tôi luôn sống và giữ khoảng cách với bạn bè. Nhưng bỗng tôi nhận ra rằng có một người bạn luôn nói chuyện và chia sẻ, kể chuyện, cười nói cùng tôi bất cứ ngày nào. Tôi thấy mến Hoa rất nhiều. Ánh mắt tròn, đen láy, long lanh luôn nhìn tôi với cái nhìn đầy trìu mến, thân thương. Cả nụ cười của Hoa nữa, nụ cười rạng rỡ như xóa tan khoảng cách lạnh lùng giữa tôi và Hoa. Tôi bỗng trở nên gần gũi và thân với Hoa tự lúc nào chẳng biết.

    Hoa thân với tôi lắm. Ở trên lớp, dường như lúc nào chúng tôi cũng bên nhau như hình với bóng. Hoa học giỏi hơn tôi rất nhiều. Hoa luôn giảng bài cho tôi mỗi khi tôi khó hiểu. Giờ nhớ lại, tôi lại vui và nghĩ rằng Hoa chính là “cô giáo nhỏ” của tôi. Người cô giáo ấy luôn gần gũi với tôi, luôn sẵn sàng chia sẻ, động viên, ở bên tôi mỗi lúc tôi cần. Tôi nhớ dáng người nhỏ nhắn của Hoa cùng tôi đi dạo trên con đường làng vào mỗi chiều thu se lạnh. Lúc ấy, thấy lòng mình trải rộng, thấy bỗng gần gũi và yêu thương hơn qua những lời tâm tình của Hoa. Tôi bỗng thấy mình khác hơn: thân với Hoa và thân với nhiều bạn trong lớp, tôi cũng học tốt hơn đầu năm nữa.

    Còn nhớ ngày hè năm đó, tôi rủ Hoa ra sông tập bơi. Vì là mới bắt đầu học, tôi không có nhiều kĩ năng. Hôm ý, chẳng may tôi lại bị chuột rút. Tôi vùng vẫy dưới lòng sông. Cũng may có Hoa kịp thời đưa tôi lên bờ, nếu không tôi chẳng biết mình đã như thế nào.

    Hoa và tôi đã cùng hứa sẽ cùng học một trường cấp Ba, thi cùng một trường Đại học. Lời hứa ấy nhất định sẽ không phôi phai và chúng tôi sẽ làm được. Tôi tin Hoa, Hoa tin tôi và chúng tôi tin nhau.

    Bình luận
  2. 1.B:

     2.A:

     3.A:

     4.D

     Câu 2: Từ “xuân” (1) được dùng theo nghĩa gốc  : Nói về mùa xuân 

                 Từ “xuân”(2) được dùng theo nghĩa chuyển : Nói về sự hòa bình

       Câu tự luận dài lắm không viết được . Xin lỗi nhìu nha

    Bình luận

Viết một bình luận