Trận thủy chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút đã gợi cho em nhớ đến những thắng lợi lớn nào của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm ở trên sông nước ?
GIÚP MIK NHA MIK ĐG CẦN GẤP
Trận thủy chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút đã gợi cho em nhớ đến những thắng lợi lớn nào của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm ở trên sông nước ?
GIÚP MIK NHA MIK ĐG CẦN GẤP
Trận thủy chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút đã gợi cho em nhớ đến những thắng lợi lớn nào của dân tộc ta chống giặc ngoại xâm ở trên sông nước ?
– Tháng 7 năm 1784, thủy quân Xiêm đổ bộ lên đánh lấy Rạch Giá (thuộc đạo Kiên Giang), tiến đánh quân Tây Sơn của Đô đốc Nguyễn Hóa ở Trấn Giang (Cần Thơ), tiến chiếm các miền Ba Thắc (Srok Pra-sak, Sóc Trăng), Trà Ôn, Sa Đéc, Mân Thít (hay Mang thít, Man Thiết) rồi chia quân đóng giữ. Tướng Tây Sơn là Trương Văn Đa liền đem quân thủy từ Gia Định tiến xuống Long Hồ (Vĩnh Long) để cản ngăn.
– Ngày 30 tháng 11 năm 1784, Đại đô đốc Chu Văn Tiếp, vì thông thạo địa hình dẫn quân đi trước. Ông cho quân vào sông Mân Thít, thì bị Tiền quân Chưởng cơ Tây Sơn tên là Bảo (Chưởng tiền Bảo) đưa quân ra vây đánh và giết chết.
– Mất đại tướng, chúa Nguyễn Ánh liền cho quân đánh gấp vào cứu viện, chém chết Chưởng tiền Bảo cùng nhiều quân Tây Sơn. Xét thấy quân ít, không chống chọi được, phò mã nhà Tây Sơn là Trương Văn Đa cho quân lui về giữ Long Hồ. Quân Xiêm đi đến đâu cướp bóc đến đây, Nguyễn Ánh dù bất bình nhưng không can thiệp được vì đã mất Chu Văn Tiếp, người liên lạc chính giữa hai bên Xiêm-Nguyễn.
– Chu Văn Tiếp tử trận, Lê Văn Quân được cử lên thay, liền cho quân tiến đánh lũy Ba Lai (Bến Tre) và Trà Tân (Định Tường). Trong trận Ba Lai, Chưởng cơ quân Nguyễn là Đặng Văn Lượng bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kim chém chết, tướng Quân cũng bị Lê Văn Kế chém trọng thương. Kể từ đó, bộ chỉ huy liên quân cho đóng quân dọc theo sông Tiền, từ cù lao Năm Thôn trở lên hướng Mỹ Tho và đặt đại bản doanh tại Trà Tân.
Tháng 7/1784, mượn cớ giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, khoảng 50.000 quân Xiêm và hơn 300 chiến thuyền do Chiêu Tăng, Chiêu Sương, Sa Uyển, Chiêu Chuỳ Biện chỉ huy cùng 3.000 đến 4.000 quân Nguyễn Ánh theo 2 đường thuỷ bộ tiến vào Kiên Giang. Cuối năm 1784, quân Xiêm – Nguyễn chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) để chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 20.000 quân thuỷ bộ từ Quy Nhơn vào Gia Định. Không chủ trương phòng thủ Gia Định đang bị uy hiếp, Nguyễn Huệ đưa quân lên Mỹ Tho quyết chiến với quân Xiêm. Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với Chiêu Tăng nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ và dụ quân Xiêm – Nguyễn sớm tiến đánh Mỹ Tho. Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (khoảng 6-7 km) được chọn làm nơi quyết chiến. Rạng sáng ngày 19/1/1785, Chiêu Tăng chỉ huy toàn bộ lực lượng theo đường thuỷ, đẩy quân Nguyễn đi trước, tiến đánh thành Mỹ Tho. Khi hầu hết thuyền quân Xiêm – Nguyễn lọt vào trận địa phục kích tại Rạch Gầm – Xoài Mút, quân Tây Sơn dùng pháo đặt trên thuyền, trên bờ và cù lao Thới Sơn bắn áp đảo, đồng thời thuỷ binh từ các nhánh sông tiến ra và từ Mỹ Tho kéo lên chặn đầu, khoá đuôi, đánh tạt sườn. Bộ binh Tây Sơn đón lõng diệt tàn quân chốn chạy trên bờ. Kết quả toàn bộ chiến thuyền và phần lớn quân Xiêm – Nguyễn bị diệt. Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng vài nghìn quân sống sót mở đường máu rút về Xiêm. Nguyễn Ánh ở phía sau vội quay lại lui trốn sang Xiêm. Chỉ một trận quyết chiến chiến lược, Nguyễn Huệ đã đập tan ý đồ bán nước của Nguyễn Ánh cùng âm mưu xâm lược của quân Xiêm
Trận Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Trận đánh diễn ra trên một đoạn sông Mỹ Tho vào lúc trời còn chưa sáng, ánh lửa đom đóm còn lập lòe trên những cây bần ven sông nhô ra mặt nước như một câu ca dao dân gian đã diễn tả:
Bần gie lửa đóm sáng ngời, Rạch Gầm soi dấu muôn đời uy linh
Và trận đánh kết thúc rất nhanh chóng trong ngày hôm đó, ngày 19 tháng 1 năm 1785. Chỉ trong khoảng một ngày, khoảng 2 vạn quân Tây Sơn đã giao chiến và đánh tan tành hơn 5 vạn quân Xiêm – Nguyễn, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và hàng nghìn quân Nguyễn.