Trên cơ sở phân tích những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của CMT8, bài học rút ra cho quá trình hội nhập và đối ngoại của Việt Nam

By Lyla

Trên cơ sở phân tích những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của CMT8, bài học rút ra cho quá trình hội nhập và đối ngoại của Việt Nam

0 bình luận về “Trên cơ sở phân tích những điều kiện dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của CMT8, bài học rút ra cho quá trình hội nhập và đối ngoại của Việt Nam”

  1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (3/9/1939), tình hình quốc tế và trong nước biến chuyển biến hết sức mau lẹ và từ tháng 11/1939, Đảng ta đã kịp thời điều chỉnh đường lối chiến lược và sách lược cho phù hợp với tình hình. 

    Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trở về nước, kịp thời chuẩn bị, tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (họp từ ngày 10 đến 19/5/1941). Hội nghị đã dự báo một cách chính xác về cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 cùng hệ lụy của nó: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó cách mạng nhiều nước thành công.”

    Trên cơ sở phân tích tình hình quốc tế và trong nước, Hội nghị quyết định hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng, và khẳng định: “Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng,” vì vậy “trong lúc này quyền lợi của bộ phận của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc”.

    Để phát huy tối đa sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của tinh thần dân tộc, thì một trong những quyết định quan trọng nhất, trực tiếp liên quan đến việc củng cố khối đoàn kết dân tộc, chuẩn bị lực lượng cho cuộc vùng lên tự giải phóng, chính là quyết định thành lập mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng Minh (Việt Minh). Tuyên ngôn của Việt Minh tuyên bố: “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn.” Sự ra đời, phát triển của mặt trận Việt Minh không chỉ trở thành hạt nhân quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc, mà còn đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng, nhằm mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, quy tụ và phát huy cao độ nguồn sức mạnh nội lực của toàn dân tộc cho một cuộc vùng lên vĩ đại.

    Không chỉ biến khối sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc trong Mặt trận Việt Minh thành một tổ chức có sức chiến đấu cao, Đảng ta, với sự phân tích chính xác, khoa học mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đã dự báo sớm xảy ra cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương. Trên cơ sở đó, kịp thời vạch ra kế hoạch hành động khi dự báo về cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương: “Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” (bài viết của Tổng Bí thư Trường Chinh, đăng trên Báo Cờ Giải phóng, số 3, ngày 15/2/1944). Vì thế, ngay trong đêm Nhật-Pháp bắn nhau (9/3/1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã họp và ra ngay Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12/3/1945. Bản Chỉ thị được cấp tốc in hàng nghìn bản và theo những đường dây bí mật chuyển đi các nơi. 

    Trong Bản Chỉ thị đó, Ban Chấp hành Trung ương, ngoài việc xác định kẻ thù mới và đề ra khẩu hiệu đấu tranh mới, còn dự báo khả năng để nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước: Một là khi quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật và hai là khi Nhật đầu hàng Đồng minh.

    Chúc bạn học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận