Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổ

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
phân tích nội dung:
* nghệ thuật
*điểm chú ý
*mang ý nghĩa
giúp emmm

0 bình luận về “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổ”

  1. Nghệ thuật:

    – Thể thơ ngũ ngôn hiện đại, cách gieo vần đặc sắc, điệp từ, điệp ngữ liệt kê, hình ảnh độc đáo, thiên nhiên bình dị.

    – Điệp từ, phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

    Nội dung:

    – Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp.

    – Ca ngợi tình cảm bà cháu sâu lặng, hoà quyện với tình yêu đất nước. Mục đích chiến đấu của người lính là để bảo vệ quê hương đất nước hay cũng chính là bảo vệ làng xóm gia điình, bảo vệ tình bà cháu và những kỉ niệm ấu thơ.

    Điểm đáng chú ý:

     Âm thanh Tiếng gà trưa là hình tượng nổi bật xuyên suốt và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm.

    `⇒` Qua âm thanh tiếng gà hiện lên cuộc đời vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó của người bà. Nghĩa là bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm bà – cháu đều gắn với âm thanh tiếng gà.    

    Bài thơ còn là lời cỗ vũ động viên sức mạnh chiến đấu. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở chỗ đó. Người giáo viên giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm qua âm thanh tiếng gà.

    – Trong bài hình ảnh người bà được nhắc đến xuyên suốt khiến người chiến sĩ nhớ mãi.

    Bình luận

Viết một bình luận