trình bày 2/3 trang giấy thi (a4) về tình làng nghĩa xóm ( có thể là bài có thể là đoạn) ~ Định Nghĩa ~ Biểu hiện(thực trạng) ~ Ý nghĩa ~ Phản đề >

By Adalynn

trình bày 2/3 trang giấy thi (a4) về tình làng nghĩa xóm ( có thể là bài có thể là đoạn)
~ Định Nghĩa
~ Biểu hiện(thực trạng)
~ Ý nghĩa
~ Phản đề > lên án
~ Liên hệ

0 bình luận về “trình bày 2/3 trang giấy thi (a4) về tình làng nghĩa xóm ( có thể là bài có thể là đoạn) ~ Định Nghĩa ~ Biểu hiện(thực trạng) ~ Ý nghĩa ~ Phản đề >”

  1. Trong một cộng đồng người cùng chung sống, ta không thể sống mà thiếu đi tình làng nghĩa xóm. Nó được hiểu là sự đoàn kết, gắn bó, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng chung sống trong thôn xóm. Tình cảm này thường được nói nhiều hơn ở nông thôn khi gắn với những hoạt động lao động sản xuất trên đồng ruộng. Còn ở thành thị, tình làng nghĩa xóm tuy mờ nhạt hơn nhưng cũng vẫn tồn tại và minh chứng cho tình cảm cộng đồng cao đẹp giữa những người dân đất Việt. Dù hiện nay, với những biến chuyển của cuộc sống và quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở nông thôn, sợ dây tình cảm này phai nhạt dần đi nhưng sẽ không bao giờ biến mất bởi nó là truyền thống văn hóa in sâu trong máu thịt mỗi con người Việt Nam. Tình làng nghĩa xóm được thể hiện qua những hành động rất bình thường như cùng trò chuyện, cùng giúp nhau chút gạo, chút đường, mớ rau xanh hay hỏi han nhau ân cần khi ốm đau bệnh tật. Hay những dịp ma chay, cưới hỏi, thì những người láng giềng với sự chân chất của mình luôn hồ hởi giúp nhau ngày bân rộn. Tình cảm này không được đong đếm bởi tiền bạc mà là chân thành và sự tương thân tương ái. Nhờ có tình làng nghĩa xóm mà chúng ta thêm yêu cuộc sống này. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, chút hỏi han, lời chào, câu chuyện của người hàng xóm cho ta thêm những vui thú ngày dài. Cũng chính nhờ có tình cảm cao đẹp này mà con người được gắn kết hơn, từ gắn kết nhỏ bé mà nhân lên thành tình cảm cộng đồng lớn lao. Sống thiếu đi tình làng nghĩa xóm, con người sẽ cô độc và buồn tẻ cũng như không nhận ra giá trị, sức mạnh của đoàn kết. Tuy vậy, không phải ai cũng có được sự hòa hợp cùng cộng đồng. Chỉ vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà không ít người đã làm tình làng nghĩa xóm trở thành sự thù địch và ghét bỏ nhau. Thật đáng buồn khi những người hàng xóm ngày ngày thấy nhau mà cứ mãi xa nhau dần dần. Và sự xa cách ấy cũng trở thàng những vết nứt cho tình cảm cộng đồng. Mỗi người hãy là một hàng xóm tốt với sự nhiệt tình, với lòng hồ hởi. Hãy cho đi và luôn yêu thương. Tình cảm tan vỡ thì dễ nhưng để vun đắp nó sẽ là một câu chuyện dài nên hãy luôn trân trọng, gìn giữa để giúp tình làng nghĩa xóm bền lâu và cần tránh lối suy nghĩ “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”. 

    Trả lời

Viết một bình luận