Trình bày biểu hiện, khái niệm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị của tật cận thị, viễn thị.

By Madelyn

Trình bày biểu hiện, khái niệm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị của tật cận thị, viễn thị.

0 bình luận về “Trình bày biểu hiện, khái niệm, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị của tật cận thị, viễn thị.”

  1. *Cận thị:

    – Biểu hiện: nhìn xa mờ, phải nheo mắt để thấy rõ, thường xuyên chảy nước mắt, dụi mắt.

    – Khái niệm: Cận thị là bệnh mà những tia hình ảnh đó không hội tụ trên võng mạc mà hội tụ trước võng mạc làm cho người cận thị chỉ có thể nhìn thấy các vật ở gần mà không thể nhìn thấy các vật ở xa.

    – Nguyên nhân:

    + Do trục nhãn cầu dài làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh tạo ra rơi vào trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc.

    + Do thay đổi cấu trúc của giác mạc làm giác mạc quá cong so với nhãn cầu.

    + Do việc học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, thiếu khoa học, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, tư thế không phù hợp…

    + Một số trường hợp mắc cận thị do bẩm sinh hoặc di truyền.

    – Biện pháp phòng, trị:

    + Học tập và làm việc khoa học, cho mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc.

    + Bảo vệ mắt khi làm việc, khi tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính khi trời nắng.

    + Kiểm tra mắt thường xuyên. Đeo kính đầy đủ khi đã bị cận thị để tránh bệnh nặng hơn.

    + Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho mắt đặc biệt là Vitamin A.

    + Riêng với học sinh cần chú ý tư thế ngồi, không học ở nơi thiếu ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn.

    *Viễn thị:

    – Biểu hiên: Phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt

    – Khái niệm: Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ khiến khi mắt ở trong trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc.

    – Nguyên nhân:

    + Do bẩm sinh có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong

    + Do không giữ đúng khoảng cách nhìn khi học tập và làm việc hằng ngày, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn dãn, lâu dần mất tính đàn hồi, mất khả năng phồng lên.

    + Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa mất tính đàn hồi không phồng lên được.

    + Do bệnh võng mạc hoặc khối u mắt: hiếm gặp.

    – Biện pháp phòng, trị:

    + Khám mắt định kỳ

    + Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp

    + Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn các loại thực phẩm hoa quả tươi và rau màu như cà rốt, khoai lang và dưa hấu có chứa vitamin A và beta carotene.

    + Tránh hút thuốc

    + Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng

    + Khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường

    + Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính mát chắn tia cực tím

    + Đeo kính đúng theo y lệnh của bác sĩ

    Trả lời
  2. Đáp án: Triệu chứng và dấu hiệu viễn thị

    Người viễn thị thỉnh thoảng sẽ thấy nhức đầu hoặc đau mắt, phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần. Nếu bạn có những dấu hiện này khi đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, có thể bạn cần phải kiểm tra mắt và thay kính mới.

    Nguyên nhân gây viễn thị?

    Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.

    vien-thi

    Điều trị viễn thị

    Viễn thị có thể được chữa trị bằng cách đẹo kính có gọng hoặc kính áp tròng giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Nếu toa kính gọng hoặc kính áp tròng bắt đầu với số có dấu cộng, ví dụ như +2.50, là bạn đang viễn thị. Bệnh nhân có thể lựa chọn mang kính có gọng hoặc kính áp tròng liên tục hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính hoặc làm những việc khác ở khoảng cách gần.

    Khi chọn kính để điều chỉnh tật viễn thị, chọn tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao (aspheric high-index lenses) – đặc biệt khi viễn nặng. Những tròng kính này trông sẽ mỏng, nhẹ và gọn hơn. Tròng kính phi cầu cũng sẽ giảm hình ảnh mắt lồi, thường gặp khi mang kính viễn thị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các tròng kính phi cầu có độ chiết suất cao phản chiếu ánh sáng nhiều hơn tròng kính tiêu chuẩn. Vì vậy, để đạt thẩm mỹ và thoải mái mắt, hãy chọn loại tròng có một lớp phủ phản quang chống lóa, giúp khắc phục nhược điểm của tròng kính phi cầu thông thường.

    Các tròng kính phi cầu cho trẻ em nên được làm bằng vật liệu polycarbonate vì vừa nhẹ, vừa chống va đập tốt. Ngoài ra, tròng kính quang học có khả năng chuyển màu sẫm hơn khi ra nắng rất được khuyên dùng cho trẻ em hoặc những ai phải ở ngoài trời nhiều.

    phau-thuat-lasik

    Phẫu thuật khúc xạ, chẳng hạn như phẫu thuật LASIK hoặc phương pháp tạo hình giác mạc với sóng vô tuyến (CK), là một lựa chọn khác giúp điều chỉnh tật viễn thị. Phẫu thuật giúp giảm hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn việc đeo kính điều chỉnh. Các phương pháp cấy ghép trong giác mạc đang được nghiên cứu có thể sẽ là lựa chọn điều chỉnh tật viễn thị trong tương lai.

    Tuy nhiên để mổ mắt viễn thị thành công, bạn nên đến các bệnh viện uy tín. Hiện nay bệnh viện mắt Sài Gòn là một trong những bệnh viện uy tín nhất TPHCM và Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao cùng máy móc hiện đại, bệnh viện mắt Sài Gòn là lựa chọn đáng tin cậy của người dân trong nước cũng như kiều bào nước ngoài. Mọi chi tiết xin trực tiếp liên hệ hotline 1900 555

    Giải thích các bước giải:

    Chúc bạn học tốt nhé ♥️♥️♥️

    Trả lời

Viết một bình luận