trình bày các đặc điểm của sán lá gan và giun đĩa?

trình bày các đặc điểm của sán lá gan và giun đĩa?

0 bình luận về “trình bày các đặc điểm của sán lá gan và giun đĩa?”

  1.   Đặc điểm giun đũa:

    Cấu tạo ngoài:

    – Cơ thể hình sống, dài khoảng 25cm

    + Con đực: nhỏ, ngắn, đuôi cong

    + Con cái: to, dài

    – Lớp vỏ cutin ngoài cơ thể giúp giun đũa chống dịch tiêu hóa của vật chủ

    Cấu tạo trong và di chuyển:

    * Cấu tạo trong

    – Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển

    – Có khoang cơ thể chưa chính thức:

    + Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn

    + Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc

    * Di chuyển

    – Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế

    – Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh

    – Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật

     Đặc điểm của sán lá gan:

    Sán là những giun dẹp kí sinh ở gan và mật trâu bò làm chúng gầy rạc và chậm lớn.

    Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 – 5 cm, màu đỏ máu.

    Mắt, lông bơi tiêu giảm. Ngược lại cá giác bám phát triển.

    Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Sán lá gan (Danh pháp khoa họcFasciola) là một chi trematoda gồm các loài động vật ký sinh. Các thành viên chi này thuộc Họ Sán lá gan. Chúng gây ra bệnh sán lá gan. Chúng là các loài ký sinh trùng sống ký sinh ở các động vật ăn cỏ như trâucừu… Có hai loại sán lá gan khá phổ biến là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Sán lá gan được coi là động vật gây ra bệnh sán lá gan ở các loài động vật ăn cỏ tại châu Á và châu Phi. Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh lên tới 80-100%. Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên mắt và lông bơi bị tiêu giảm.
    Giun đũa (danh pháp hai phần: Ascaris lumbricoides) là một loài giun ký sinh trong ruột non người, nhất là ở trẻ em. Khoảng 1/4 dân số trên Trái Đất này bị giun đũa ký sinh, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột & tắc ống mật. Tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở vùng nhiệt đới thì bệnh giun đũa còn đang hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Nó có thể đạt chiều dài đến 35 cm.Giun đũa ở trong ruột chiếm đoạt các chất dinh dưỡng của cơ thể. Chúng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá và rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ. Giun đũa còn làm suy yếu bệnh nhân do chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong ruột người bệnh.

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận