trình bày các mối quan hệ khác loài và ý nghĩa của nó trong quần xã sinh vật

trình bày các mối quan hệ khác loài và ý nghĩa của nó trong quần xã sinh vật

0 bình luận về “trình bày các mối quan hệ khác loài và ý nghĩa của nó trong quần xã sinh vật”

  1. Đáp án:

     Quan hệ hỗ trợ và đối địch

    Giải thích các bước giải:

    Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch.

    1. Quan hệ hỗ trợ:

    a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

    – Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

    – Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người…

    b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

    Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

    2Quan hệ đối địch:

    a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

    Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà…

    – Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây…

    b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.

    Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch.

    1. Quan hệ hỗ trợ:

    a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

    – Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

    – Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người…

    b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

    Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

    2Quan hệ đối địch:

    a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

    Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà…

    – Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây…

    b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.

    Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…

    c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.

    Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.

    d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…

    Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.

    e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.

    Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.

    Bình luận

Viết một bình luận