Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nội dung rất quan trọng định hướng chiến lược quốc phòng, an ninh và đối ngoại để bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hướng ra biển, tiến ra biển đã và đang trở thành xu thế chung của mỗi quốc gia có biển. Do lợi ích về kinh tế – xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh mà biển đem lại cho các quốc gia ngày càng lớn và đa dạng, nên đã phát sinh nhiều mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước có biển, những nước không có biển, gây ra những tranh chấp phức tạp, quyết liệt về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích trên biển, đảo. Các nước có biển, nhất là các nước lớn đã có chiến lược biển, tăng cường tiềm lực về biển. Hoa Kỳ, Nga, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc và nhiều nước khác đều đã công bố chiến lược biển. Các nước vùng Biển Đông cũng rất quan tâm đến biển và xây dựng chiến lược biển nhằm tăng cường mọi mặt về biển.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, chúng ta có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra ba hướng Đông, Nam và Tây; có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích vượt quá 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ tới Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta có tầm quan trọng chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận thức rõ đặc điểm và vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh (QP-AN) của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường củng cố QP-AN để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ trên biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày 6/5/1993, Bộ Chính trị (khoá VII) đã ra Nghị quyết số 03/NQ-TƯ “Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; tiếp đó, ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị (khoá VIII) ra Chỉ thị số 20/CT-TƯ “Về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”[1]. Đây là tư duy mới của Đảng ta về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới; thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành quốc gia mạnh từ biển và giàu lên từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X), vấn đề đang đặt ra cho nhiệm vụ QP-AN là phải làm thế nào bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển, đảo, tạo ra môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có trên biển, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt. Bởi vậy, trong tình hình hiện nay chúng ta cần làm tốt một số nội dung cơ bản sau: (nhớ đánh giá 5 sao nha bn)
Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên
+Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
+Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
+Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
+Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
+Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
Vùng biển nước ta bao gồm loại hình
+ nội thủy
+lãnh hải
+vùng tiếp giáp lãnh hải
+ thềm lục địa
Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nội dung rất quan trọng định hướng chiến lược quốc phòng, an ninh và đối ngoại để bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hướng ra biển, tiến ra biển đã và đang trở thành xu thế chung của mỗi quốc gia có biển. Do lợi ích về kinh tế – xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh mà biển đem lại cho các quốc gia ngày càng lớn và đa dạng, nên đã phát sinh nhiều mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước có biển, những nước không có biển, gây ra những tranh chấp phức tạp, quyết liệt về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích trên biển, đảo. Các nước có biển, nhất là các nước lớn đã có chiến lược biển, tăng cường tiềm lực về biển. Hoa Kỳ, Nga, Ca-na-đa, Ốt-xtrây-lia, Trung Quốc và nhiều nước khác đều đã công bố chiến lược biển. Các nước vùng Biển Đông cũng rất quan tâm đến biển và xây dựng chiến lược biển nhằm tăng cường mọi mặt về biển.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, chúng ta có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra ba hướng Đông, Nam và Tây; có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích vượt quá 1 triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ tới Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển nước ta có tầm quan trọng chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận thức rõ đặc điểm và vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh (QP-AN) của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra nhiều nghị quyết, chỉ thị về phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường củng cố QP-AN để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ trên biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày 6/5/1993, Bộ Chính trị (khoá VII) đã ra Nghị quyết số 03/NQ-TƯ “Về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; tiếp đó, ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị (khoá VIII) ra Chỉ thị số 20/CT-TƯ “Về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”[1]. Đây là tư duy mới của Đảng ta về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới; thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta phấn đấu đến năm 2020 nước ta trở thành quốc gia mạnh từ biển và giàu lên từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X), vấn đề đang đặt ra cho nhiệm vụ QP-AN là phải làm thế nào bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển, đảo, tạo ra môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có trên biển, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong khi nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt. Bởi vậy, trong tình hình hiện nay chúng ta cần làm tốt một số nội dung cơ bản sau: (nhớ đánh giá 5 sao nha bn)