Trình bày cảm nhận của anh/ chị về các câu thơ sau: “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về các câu thơ sau:
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.”

0 bình luận về “Trình bày cảm nhận của anh/ chị về các câu thơ sau: “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không”

  1. Tên: Nguyễn Hồng Vinh

    Lớp: 11A5

     

    1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

    Trình bày cảm nhận của anh/ chị về các câu thơ sau:

    “Rượu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua.

    Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

    Viết đưa ai, ai biết mà đưa.”

    Bài làm

    Bài thơ “Khóc Dương Khuê”  là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nói tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiêt như vậy. Và đặc sắc nhất chắc có lẽ là bốn câu thơ:  “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa.” Trong hai dòng thơ, từ “không” xuất hiện đến năm lần như những cái lắc đầu buồn bã. Không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi không còn người để chia sẻ vị ngon của rượu. Không còn bạn, không còn hứng thú làm thơ, bởi vì sao?  Lắc đầu bằng những tiếng “không”, đến đây nhà thơ tiếp tục lắc đầu bằng những câu hỏi. Hỏi cũng là để nói “không”. Thơ viết ra mà không có người thưởng thức được, cảm thông được, thì còn viết làm gì? Âm “iết” láy đi láy lại trong hai dòng thơ, rồi hai tiếng “ai”, hai tiếng “đưa” trung điệp (đưa ai – ai biết – mà đưa” cứ mở ra, khép lại, rồi lại mở ra, như một nỗi day dứt khôn nguôi. Nhà thơ nghĩ đến những mối tình bạn mà sách vở xưa kia đã từng ca ngợi, coi nhơ tuyệt đỉnh của tình bạn: Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để cho ai ngồi vào cái giường chỉ dành riêng để tiếp bạn; Bá Nha sau khi Chung Tử Kì chết thì quyết bỏ không chơi đàn bởi thấy không còn ai hiểu được tiếng đàn. Ông thay mối tình giữa ông với Dương Khuê chính là một tình bạn như thế; sự mất mát của ông sau cái chết của Dương Khuê đúng là sự mất mát như thế. Chúng ta có thể thấy được cái hay ấy trước hết xuất phát từ một tình bạn đẹp và chân thành của một tâm hồn cao thượng. Cái hay ấy còn là cái hay của một nghệ thuật diễn đạt, một ngôn ngữ diễn đạt gian dị, tự nhiên, đầy tính dân tộc, hoàn toàn phù hợp với nội dung tình cảm mà bài thơ cần diễn đạt.

    Bình luận
  2.     Bài thơ “Khóc Dương Khuê”  là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến. Dương Khuê là bạn thân thiết với Nguyễn Khuyến nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn thật cảm động và tha thiêt. Trong hai dòng thơ, từ “không” xuất hiện đến năm lần như những cái lắc đầu buồn bã. Không còn bạn, không còn thiết uống rượu, bởi lúc đó không còn người để chia sẻ vị ngon của rượu. Người đã khôgn còn thì không có cảm hứng làm bất cứ điều gì dù đó có là thú vui nhất trong cuộc đời thì đều trở nên vô nghĩa. “Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết/ Viết đưa ai, ai biết mà đưa?” Lắc đầu bằng những tiếng “không”, đến đây nhà thơ tiếp tục lắc đầu bằng những câu hỏi. Hỏi cũng là để nói “không”. Thơ viết ra mà không có người thưởng thức được, cảm thông được, thì còn viết làm gì? Nguyễn Khuyến rất đau đớn, mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi. Những vần thơ thật cảm động, gây xúc động với người đọc.

    Bình luận

Viết một bình luận