Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp người lao động trong đoạn thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào »
Huy Cận là một nhà thơ hiện đại đã từng có một thời đem tâm trạng ảo rão của mình thổi vào hồn thơ trước cách mạng. Cách Mạng tháng 8 thành công cùng với sự thay đổi của dân tộc ,thơ Huy Cận tràn ngập một niềm vui lạc quan và sáng tạo đi trên con đường thênh thang mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đâu đâu nhà thơ cũng thấy ”Đất nở hoa”,”Trời mỗi ngày lại sáng”. Một trong những sáng tác tiêu biểu của Huy Cận sau Cách Mạng phải kể đến bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Giữa năm 1958 huy cận có một chuyến đi thực tế dài ngày đến vùng mỏ quảng ninh . từ chuyến đi thực tế này . hồn thơ huy cận đã thực sự nảy nở trỏ lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên , đất nước , về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới . Bài thơ “đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ trời mỗi ngày lại sáng (1958) .Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh mặt trời xuống biển và kết thúc bằng hình ảnh mặt trời đội biển nhằm dẫn dắt người đọc đến với một đêm đánh cá-một đêm lao động đặc trưng của ngư dân miền biển. Cảm xúc trữ tình kết tinh từ chất hiên thực và lẵng mạn cùng với màu sắc ánh sáng tươi tán đã tạo cho bài thơ giàu sức sống công lao của nhân dân ta đã nở hoa.
nếu như khổ thơ đầu là cảnh đoàn thuyền ra khơi đáng cá thì đến khổ thơ thứ ba được mở đầu-hình ảnh đoàn thuyền băng băng lướt sóng ra khơi
Thuyền ta lái gió với buồn trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm sa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng
Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la nhưng qua cái nhìn của nhà thơ bỗng trở lên lớn lao, kì vĩ . Không còn là hình ảnh chiếc thuyền lẻ loi đi biển nữa mà giờ đây là sức mạnh của một đoàn thuyền, một sức mạnh tập thể khi cuộc đời đã đổi thay. Đoàn thuyền ra khơi có trăng làm tay lái , gió làm cánh buồm lướt với vận tốc phi thường phóng như bay trên mặt biển, thiên nhiên như mở ra bát ngát mênh mông. Đoàn thuyền hòa nhập với thiên nhiên , con người vươn lên ngang tầm vũ trụ, chan hòa trong khung cảnh đất trời, làm chủ thiên nhiên, làn chủ công việc của mình với sự tự tin mạnh mẽ.
+ Giữa không gian bao la của trời biển con thuyền trở thành trung tâm vừa đẹp đẽ khỏe khoắn vừa giàu chất thơ. Thiên nhiên như cùng chung sức với con người để điều khiển con thuyền.
+ Người lao động như đánh thức thiên nhiên cùng thiên nhiên vũ trụ giao hòa trong công cuộc lao động. Lòng tin yêu con người cùng trí tưởng tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được những hình ảnh thơ tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Thiên nhiên không đối lập với con người, không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà càng trở nên lớn lao mạnh mẽ hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Họ phấn khởi khẩn trương lao động biến công cuộc đánh cá như một chiến trận:
” Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng ”
+ Nhịp thơ hối hả lôi cuốn đã diễn tả hình ảnh thơ những con thuyền là vũ khí, mỗi ngư dân là một chiến sĩ đầy uy quyền sức mạnh . Cuộc đánh cá có phương tiện kĩ thuật, được bày binh bố trận như một cuộc chiến đấu với khí thế của những con người có niềm tin chiến thắng. Chất hiện thực và lãng mạn cùng với trí tưởng tượng phong phú gợi niềm tự hào của những con người được làm chủ đang say sưa với công việc tuy gian khổ nhưng đầy chất thơ.
Khổ thơ thứ tư là những câu thơ miêu tả đàn cá đặc sắc. Biển cả giàu có với những loại cá ngon và quý. Huy Cận đã vận dụng sáng tạo cách nói dân gian”chim, thu, nhụ, đé” để viết: “cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em vẫy trăng vàng chóe”
Huy Cận vốn giàu tâm hồn thơ, ông thích nghe bước di chuyển của không gian, thời gian và vũ trụ. Trước cách mạng, thơ ông tràn ngập một nốt sầu vạn kỉ. Vậy mà giờ đây, giữa lòng biển chìm vào ban đêm, nhà thơ vẫn nhận ra có những nàng tiên vụ hội, có một nhịp sống lao động hối hả theo thời gian: đêm về mà biển vẫn ngập tràn ánh sáng. Tình yêu cuộc sống mới của nhà thơ được gửi gắm ở những hình ảnh miêu tả các loài cá đầy lãng mạn. Đặc biệt hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa vẩy cá đen hồng lấp lánh trên biển nước chan hòa ánh trăng vàng chóe. Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy nghệ thuật phối sắc tài tình của tác giả làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Lòng biển như lòng mẹ cho ta ấm no và hạnh phúc.
Trước sự giàu có và phong phú của biển cả khổ thơ thứ năm đã mở ra tâm trạng háo hức vui tươi để ngư dân tiếp tục cất cao tiếng hát:
“Ta hát bài ca gọi cá vào”
Tiếng hát ngập tràn trên mặt biển gợi sự thân thiết, gợi niềm vui phấn chấn, tình yêu lao động. Người dân chài hát bài ca gọi cá vào lưới, bài ca về lòng biết ơn biển giàu có nhân hậu, bài ca ấy thể hiện tình yêu lao động, lòng yêu đời tạo cho câu thơ âm hưởng khỏe khoắn:
“Biển cho ta cả như lòng mẹ”
Hình ảnh so sánh giúp ta cảm nhận được lòng biển như lòng mẹ nuôi dưỡng con người từ bao đời. Câu thơ thể hiện sâu sắc niềm tự hào và lòng biết ơn của người dân chài với biển cả quê hương.
Cùng với những bài thơ khác viết về biển như ” Mùa xuân trên biển” , ” Quê em ở miền biển ” , ” Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận được dư luận đánh giá là một bài thơ hay tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận sau Cách mạng.