Trình bày Chiền thắng của quân dân Đại Việt: Rạch Gầm – Xoài Mút Ngọc Hồi – Đống Đa (Quang Trung)

Trình bày Chiền thắng của quân dân Đại Việt: Rạch Gầm – Xoài Mút
Ngọc Hồi – Đống Đa (Quang Trung)

0 bình luận về “Trình bày Chiền thắng của quân dân Đại Việt: Rạch Gầm – Xoài Mút Ngọc Hồi – Đống Đa (Quang Trung)”

  1. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút

    * Diễn biến :

    – Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để làm trận địa quyết chiến.

    – Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thủy binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và Cù lao Thời đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

    – Quân Xiêm bị tấn công bất ngời nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn lại vài tên sống sót theo đường bộ chạy về nước.

    * Ý nghĩa : 

    – Đây là 1 trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta

    – Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm

    Trận Ngọc Hồi – Đống Đa

    Diễn biến:

    – Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và kéo quân ra Bắc.

    – Từ Tam Điệp, quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc.

    – Đêm 30, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

    – Đêm mồng 3 Tết, ta bất ngờ vây đánh đồn Hà Hồi (Hà Tây).

    – Sáng mồng 5 Tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi, ngay lúc đó đạo quân do Đô Đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Sầm Nghi Đồng tự tử.

    – Trưa mồng 5 Tết, quân ta tiến quân vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh tháo chạy về nước, cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.

    cho mình ctlhn nhé#yêu sử#

    Bình luận
  2. CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA (Mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789)

    Ngược theo dòng lịch sử, năm 1788, trong bối cảnh bị đe dọa bởi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân diễn ra khắp nơi và để củng cố ngôi vị và quyền lực của mình, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh lúc đó là Càn Long vốn có mưu đồ sang xâm chiếm nước ta từ lâu, song vì chưa có cớ gì nên chưa khởi binh. Vua Càn Long đã lập tức cử Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị dấy binh sang xâm lược nước ta lấy cớ là giúp vua nước Nam dẹp loạn.

    Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân chia làm bốn mũi ồ ạt tiến vào thành Thăng Long. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhậm đã tạm rút về phòng tuyến Tam Điệp, chờ đợi thời cơ phản công.

    Ngày 17/12/1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy quân Thanh tiến vào kinh thành Thăng Long và đọc sắc chỉ của vua Càn Long phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc vương. Do không gặp phải sự kháng cự lớn nào từ quân dân nước Việt, Tôn Sĩ Nghị đã ngạo mạn tuyên bố đến ngày xuân mng 6 Tết sẽ kéo quân đánh thẳng vào nghĩa quân Tây Sơn.

    Nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788 tức ngày 25/11 âm lịch, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã xưng vua, hiệu là Quang Trung thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc chống trả quân Thanh xâm lược. Ngày 25/01/1789, quân Tây Sơn tập kết tại phòng tuyến Tam Điệp, vua Quang Trung đã ra lệnh cho đại quân mở cuộc tấn công lớn nhằm tiêu diệt nhanh chóng quân địch. Như vậy, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Quang Trung đã hẹn với đoàn quân mồng 7 vào ăn tết ở Thăng Long nhưng chỉ đến trưa 30/01/1789 tức ngày mồng 5 Tết, quân Tây Sơn đã tiến vào kinh thành Thăng Long ăn mừng chiến thắng sớm hơn dự kiến hai ngày. 

    Nhân dân đã dâng lên vua Quang Trung cành đào đỏ thắm, bánh chưng xanh trong tiếng pháo nổ khắp nơi mừng đại thắng…

    Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

    a) Nguyên nhân

    – Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

    b) Diễn biến

    – Tháng 7 – 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định, đánh chiếm hết miền tây Gia Định.

    – Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, bố trí trận địa mai phục.

    – Rạng sáng ngày 19 – 1 – 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục, thủy binh ta từ nhiều phía xông ra đánh thẳng vào đội hình quân địch.

    c) Kết quả

    – Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

    d) Ý nghĩa

    – Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

    – Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.

    Bình luận

Viết một bình luận