trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với cuộc sống bay lượn?nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp chim

trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với cuộc sống bay lượn?nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp chim

0 bình luận về “trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với cuộc sống bay lượn?nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp chim”

  1. * Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

       – Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

       – Chi trước trở thành cánh: để bay.

       – Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ: giảm trọng lượng cơ thể.

       – Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng: giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

       – Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

       – Cổ dài, đầu linh hoạt: quan sát tốt khi bay.

       – Chi sau 3 ngón linh hoạt: bám chắc vào cành cây khi hạ cánh.

    *  Đặc điểm chung và vai trò của lớp chim là: 

    – Đặc điểm chung của lớp chim là: 

     + Mình có lông vũ bao phủ

     + Chi trước biến đổi thành cánh

     + Có mỏ sừng

     + Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp

     + Tim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thể

     + Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

     + Là động vật hằng nhiệt

    – Vai trò của lớp chim là: 

    + Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người.

    + Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh.

    + Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

    + Chim được huấn luyện đế săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng)

    + Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô…)

    + Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng hoặc chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây…).

    + Tuy nhiên có một số loài chim có hại cho kinh tê nông nghiệp như chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá…

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

    Thân hình thoi-giảm sức cản không khí khi bay

    Chi trước biến thành cánh-quạt gió (động lực của sự bay),cản không khí khi hạ cánh.

    Chi sau 3 ngón trước,1 ngón sau-giúp chim bám chặt vào cành cây khi hạ cánh.

    Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

    Lông tơ có các sợi lông mảnh làm chùm lông xốp,giữ nhiệt,làm cơ thể nhẹ

    Mỏ :mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-làm đầu chim nhẹ

    Cổ dài khớp đầu với thân-phát huy tác dụng của các giác quan,bắt mồi, rỉa lông .

    Bình luận

Viết một bình luận