trình bày diễn biến,kết quả cuộc chiến đấu của quân dân ta chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Theo em cách đánh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo
trình bày diễn biến,kết quả cuộc chiến đấu của quân dân ta chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Theo em cách đánh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo
-Diễn biến:
+) Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.
+) Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.
+) Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
+) Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.
+) Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch.
-Kết quả:
+)Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
-Cách đánh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo:
+) Lập tuyến phòng thủ chặn giặc ở sông Như Nguyệt
+) Diệt thủy quân của giặc, đẩy giặc vào thế bị động
+) Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến
+) Giặc thua nhưng lại chủ động giảng hòa với giặc
I, Diễn biến
– Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
=> Quân Tống từ thế chủ động sang bị động.
– Giai đoạn 2: chủ động lui về phòng thủ đợi giặc, xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
+1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ bắc của sông Như Nguyệt.
II, Kết quả
Ta chủ động giảng hoà, kết thúc chiến tranh, cấp ngựa và lương thực mở đường cho Tống rút về nước.
III, Điểm độc đáo trong cách đánh của Lý Thường Kiệt
Sử dụng nghệ thuật quân sự tài tình, phát huy được uy thế và sức mạnh của dân tộc
– Chiến lược “tiên phát chế nhân”
=> độc đáo, sáng tạo, táo bạo, chưa từng có trong lịch sử.
– Kết thúc chiến tranh có lợi nhất cho dân tộc khỏi nhọc tướng tá, khỏi mất thêm xương máu mà vẫn bảo toàn tôn miếu, giữ mối hoà hảo bang giao