trình bày đời sống văn hoá-tinh thằn của cư dân Đắk Lắk

trình bày đời sống văn hoá-tinh thằn của cư dân Đắk Lắk

0 bình luận về “trình bày đời sống văn hoá-tinh thằn của cư dân Đắk Lắk”

  1. Đắk Lắk là tỉnh nằm trung tâm của vùng Tây Nguyên, có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế và du lịch, diện tích tự nhiên 13.125 km²; phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp Đắk Nông và tỉnh Mondulkiri (Campuchia) với đường biên giới dài 70 km.

    Văn hoá

    vùng đất Đắk Lắk đã mang nhiều tên gọi khác nhau và được tách, nhập nhiều lần với các địa phương bao quanh. Việc lấy tên của sông suối, của người đứng đầu buôn làng, có danh tiếng đặt tên cho địa phương của mình là hiện tượng phổ biến ở Tây Nguyên.

    Đồ sộ và phong phú hơn cả là kho tàng văn học bình dân với những bản sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, lời nói vần… đậm đà bản sắc dân tộc lưu truyền qua bao thế hệ. Bên cạnh đó dân tộc Ê Đê còn có cả chữ viết mà sau này được phiên âm áp dụng phổ biến từ thời Pháp, Mỹ cho đến nay.

    Điểm nổi bật của văn hoá bản địa Đắk Lắk là: văn hoá lễ hội nhà dài, văn hoá cồng chiêng, văn hoá mẫu hệ, văn hoá ẩm thực, văn hoá sử thi, văn hoá luật tục, văn hoá cộng đồng thật đặc biệt, phong phú giàu bản sắc dân tộc. Trước đây cũng như hiện nay, quan hệ xã hội cốt yếu của đồng bào các dân tộc vẫn còn mang đậm tính huyết thống và tính tập thể bền chặt.

    Bình luận

Viết một bình luận